lâu, nói năng ngông cuồng xằng bậy, Thái Tông hạ lệnh tra xét trường
hợp này. Trương Uẩn Cổ tâu với Thái Tôn:
− Lý Hảo Đức mắc bệnh tâm thần là có nguyên do, nên không
thể định tội theo luật pháp.
Thái Tông đang có ý định đặc xá, Trương Uẩn Cổ liền bí mật nói
cho Lý Hảo Đức ý định của Thái Tông, lại còn gọi y đến để cùng chơi
cờ. Tổng quản Quyền Vạn Kỷ đã tố cáo Trương Uẩn Cổ về sự việc
này. Thái Tôn nổi giận, liền hạ lệnh đem Trương Uẩn Cổ đến phía
đông thành Trường An để xử trảm. Không lâu sau ông lại hối hận nói
với Phòng Huyền Linh rằng:
− Các khanh nhận bổng lộc của triều đình thì phải coi việc của
triều đình là việc của mình, dù việc lớn hay việc nhỏ cũng cần phải
chú ý. Hôm nay không hỏi thì các khanh sẽ không chịu nói, nhìn thấy
những việc không hợp lí mà cũng không mở miệng can ngăn, vậy thì
còn gọi là giúp sức triều đình hay sao? Như Trương Uẩn Cổ thân là
thẩm phán, chỉ vì phạm tội chơi cờ, lại còn tiết lộ ý định của ta, tội này
không nhẹ, nhưng theo luật pháp thì tội này không đáng chết. Nhưng
vì ta quá tức giận nên đã hạ lệnh xử trảm, các khanh lại chằng hề nói
một lời, quản việc triều chính mà không điều tra lại đã vội kết án, thế
này gọi là trị quốc hay sao?
Vì vậy xuống chiếu:
− Dù phạm tội chết và có lệnh lập tức hành hình thì cũng phải
phúc thẩm 5 lần mới được thi hành án.
Biện pháp thi hành án này bắt nguồn từ Trương Uẩn Cổ.
Lại nói:
− Tuân thủ các điều khoản trong luật pháp vẫn còn có thể xảy ra
trường hợp bị xử oan. Từ nay về sau, các tỉnh thành khi tiến hành phúc
thẩm, nếu có trường hợp đáng xử tử hình theo pháp lệnh nhưng có
hoàn cảnh đáng thương, thì phải ghi lại và bẩm tấu.
Đầu năm Trinh Quán thứ hai, Uẩn Cổ đảm nhận chức thư ký cho
phủ tổng quản ở U Châu đã trình lên Thái Tông bộ “Đại bảo thâm”,