mấy năm thay đổi một lần. Mỗi lần đến thay đổi, số người tử vong sẽ
lên đến ba bốn phần mười. Lệnh cho họ chuẩn bị quần áo tiền bạc, ly
biệt thân thích, mười năm sau đất Lũng Thạch sẽ trống không. Bệ hạ
cuối cùng không nhận được một hạt thóc một tấc vải. Đây gọi là phân
tán tài sản hữu dụng để trị lý nơi vô dụng, thần không nhận thấy lẽ khả
thi của nó.
Thái Tông không tiếp thu, cuối cùng lập Tây Châu ở nước Cao
Xương, còn lập Tây đô hộ phủ ở Tây Châu, mỗi năm lại điều phái hơn
một nghìn người đến phòng thủ ở nơi này.
Hoàng môn thị lang Chử Toại Lương cũng cho rằng làm như vậy
không được, bèn dâng bản tấu:
− Thần nghe nói bậc minh quân thời xưa thống trị thiên hạ, đế
vương thông minh gây dựng cơ nghiệp phải ban bố ân đức giáo hóa
rộng rãi, nhưng không trị vì nơi hoang vắng xa xôi. Do đó Chu Tuyên
Vương chinh phạt Hiểm Doãn, truy đuổi đến biên giới là quay về; Tần
Thủy Hoàng xây dựng Trường Thành ở nơi xa thiết lập quan ải phòng
thủ. Bệ hạ đã tiêu diệt nước Cao Xương, uy lực lan đến tận Tây Vực,
thu phục được đất đai của họ, thiết lập châu huyện. Tuy nhiên năm đầu
quân triều đình xuất phát là năm mà vùng Hà Tây cung cấp phục dịch.
Do cấp tốc tuyển quân và dùng lương thảo nên nhân dân không trở tay
kịp, mười nhà thì chín nhà trống không, mấy châu quận đều trở nên
tiêu điều xơ xác, trong năm năm cũng chưa thể khôi phục. Bệ hạ mỗi
năm phái hơn một nghìn người đến phương xa trú phòng, họ cả năm ly
biệt người thân, ngoài vạn dặm khao khát trở về nhà. Lộ phí hành
trang của người ra đi phải tự túc, vừa bán lương thực, vừa bán vải vóc.
Người chết trên đường càng không thể nói đến. Lại thêm phái người
phạm tội đến tăng cường lực lượng trú phòng ở đó, trong số tù phại
giải đi lại có kẻ bỏ trốn, quan phủ phải truy bắt. Đường đi của nước
Cao Xương sa mạc nghìn dặm, gió mùa đông giá lạnh như băng, gió
mùa hè nóng như lửa đốt, người đi đường gặp tình cảnh đó đa số chỉ
có nước chết. “Kinh dịch” nói: “Khi bình an không được quên lúc