cuối cùng khiến cho người trong thiên hạ sinh oán phản loạn, mình
chết mà nước nhà cũng mất, nay cung thất của ông ta đều thuộc về
trẫm sở hữu. Triều Tùy bại vong, lẽ nào chỉ là quân chủ vô đạo, mà
cũng là do đại thần phò tá không hiền lương. Như bọn Vũ Văn Thuật,
Ngu Thế Cơ, Bùi Ôn, chiếm địa vị cao, hưởng thụ bổng lộc hậu, được
đế vương ủy nhiệm mà chỉ biết nịnh bợ, bịt tai bịt mắt đế vương mà
muốn cho nước không bị nguy vong, làm gì có chuyện đó?
Tư không Trưởng Tôn Vô Kỵ tấu:
− Nguyên nhân nhà Tùy diệt vong, vua thì không chịu nghe
những lời trung thành chính trực; bề tôi thì chỉ biết vun quén cho bản
thân. Kẻ tả hữu có lỗi, lúc đầu không kiểm tra, đạo tặc sinh sôi lại
không tấu lên theo sự thực. Căn cứ điểm này thì đó không chỉ là trời
muốn diệt nhà Tùy, mà quả thực là do vua tôi họ không giúp nhau sửa
lỗi.
Thái Tông nói:
− Trẫm và các khanh tiếp nhận các tệ nạn nhà Tùy để lại, phải
nêu cao chính đạo quang minh, thay đổi phong khí xã hội, để muôn
đời nhận được lợi ích.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ mười ba, Thái Tông nói với bọn Ngụy
Trưng:
− Tùy Dạng Đế kế thừa sự nghiệp Văn Đế để lại, trong nước giàu
có, nếu biết luôn giữ lấy Quan Trung thì sao có thể nước mất nhà tan?
Ông ta cuối cùng không thương xót trăm họ, xuất du vô độ, trực tiếp
đến Giang Đô, không chịu nghe can gián của Đổng Thuần, Thôi
Tượng, thân chết nước diệt, bị người thiên hạ chê cười. Mặc dù nói
mệnh đế vương dài ngắn tùy thuộc nơi trời, nhưng thiện ắt có phúc, ác
ắt gặp họa, cũng phụ thuộc vào hành vi của con người. Trẫm thường
xuyên nghĩ đến những điều này, nếu muốn vua tôi được yên ổn lâu
dài, nước nhà không có nguy hiểm phá bại thì vua có sai lầm, bề tôi