Mọi người đều lo sợ cho tính mạng của Ngụy Trưng. Ngụy Trưng
bình thản, đáp:
− Nếu hoàng Thái tử nghe lời ta thì nhất định không có tai họa
ngày hôm nay.
Thái Tông bị xúc động bởi lời nói của ông, lấy làm kính trọng,
cho ông làm Gián nghị đại phu. Thái Tông còn nhiều lần cho vời ông
vào cung hỏi chuyện được mất trong trị quốc. Ngụy Trưng rất có tài trị
nước, tính cách lại cương trực, không a dua, không gì có thể khiến ông
lùi bước, khuất phục. Thái Tông mỗi lần nói chuyện với ông đều lấy
làm thích thú. Ngụy Trưng cũng vui mừng khi gặp được đấng quân
vương tri kỷ nên cống hiến hết tài năng của mình. Thái Tông còn úy
lạo Ngụy Trưng:
− Những điều khanh can gián trẫm, trước sau cộng cả thảy hơn
hai trăm việc, đều rất hợp ý trẫm, nếu không nhờ khanh trung thành vì
nước thì sao được như vậy?
Năm Trinh Quán thứ ba, ông nhiều lần được thăng quan đến Bí
thư giám, tham dự triều chính, ông mưu sâu lo xa, có rất nhiều kiến
nghị có ích cho việc trị vì đất nước. Thái Tông từng bảo Ngụy Trưng:
− Tội của khanh còn lớn hơn Quản Trọng bắn Tề Hoàn Công,
trẫm tín nhiệm khanh còn hơn Tề Hoàn Công tín nhiệm Quản Trọng,
vua tôi ngày nay quan hệ khăng khít, lẽ nào còn có ai như trẫm với
khanh?
Năm Trinh Quán thứ sáu, Thái Tông đến cung Cửu Thành, khoản
đãi các đại thần thân cận, Trưởng Tôn Vô Kỵ nói:
− Vương Khuê và Ngụy Trưng năm xưa theo hầu Ấn Thái tử, tôi
gặp bọn họ như gặp kẻ thù, không ngờ hôm nay lại cùng tham gia bữa
tiệc này.
Thái Tông nói:
− Ngụy Trưng trước kia quả thực là người trẫm căm ghét, nhưng
ông ấy tận trung với người mình thờ thì cũng có chỗ đáng khen. Trẫm
trọng dụng ông ấy, có chỗ nào thẹn với bậc minh quân thời xưa? Thế