mà Ngụy Trưng dám thẳng thắn can gián mà mạo phạm trẫm, thường
không cho phép trẫm làm sai, bởi vậy trẫm trọng dụng ông ấy.
Ngụy Trưng vái lạy nói:
− Bệ hạ dẫn dắt thần can gián nên thần mới dám thẳng thắn can
gián, nếu bệ hạ không tiếp thu ý kiến của thần thì thần nào dám mạo
phạm?
Thái Tông nghe xong vui lắm, lần lượt ban thưởng cho các đại
thần mỗi người mười lăm vạn tiền. Năm Trinh Quán thứ bảy, Ngụy
Trưng thay Vương Khuê làm Thị trung, được gia phong làm Trịnh
quốc công. Không lâu sau, vì bị bệnh nên ông xin từ chức Thị trung,
yêu cầu được từ quan. Thái Tông nói:
− Trẫm tuyển dụng khanh trong số những kẻ thù địch, bổ nhiệm
khanh vào những chức vụ trọng yếu trông coi đại sự nước nhà, khanh
thấy trẫm có sai lầm đều khuyên can. Lẽ nào khanh không thấy rằng
vàng trong quặng chẳng đáng quý hay sao? Nhờ được thợ luyện cao
tay mà thành đồ vật được người ta cho là quý giá. Trẫm tự ví mình
như quặng vàng chưa được gia công, ví khanh như người thợ luyện
cao tay nghề. Khanh tuy có bệnh, nhưng chưa già yếu, sao lại xin rút
lui giữa chừng?
Thế nên Ngụy Trưng thôi xin từ quan. Sau này ông lại kiên quyết
xin từ quan, Thái tông nghe theo, miễn chức Thị trung, bổ làm Đặc
tiến, vẫn chủ quản việc ở Môn hạ tỉnh.
Năm Trinh Quán thứ mười hai, do sinh hoàng tôn (cháu trai) nên
Thái tông mở tiệc thết đãi bá quan văn võ. Trong tiệc, Thái Tông vui
lắm, bảo thị thần:
− Trước năm Trinh Quán, trong số những người theo trẫm bình
định thiên hạ, xông pha gian lao khốn khó phải tính công lớn cho
Phòng Huyền Linh, không ai sánh được. Sau năm Trinh Quán, người
tận trung với trẫm, đóng góp những ý kiến chân thành chính trực, yên
định nước nhà, có lợi cho trăm họ, giúp ta làm nên nghiệp lớn ngày