khác, khi ấy bộ hạ của Hiệt Lợi Khả Hãn mới đầu hàng toàn bộ. Thái
Tông rất mừng, bảo thị thần:
− Trẫm nghe nói nhà vua lo lắng, bề tôi phải lấy làm hổ thẹn; nhà
vua hổ thẹn, bề tôi phải tận tiết. Ngày trước khi mới mở nước, Đột
Quyết hung bạo, Thái thượng hoàng vì trăm họ mà xưng thần với Hiệt
Lợi Khả Hãn, sao trẫm lại không vì thế mà đau lòng, vì thế trẫm lập
chí tiêu diệt Hung Nô, đứng ngồi không yên, ăn cũng không thấy
ngon. Nay mới điều động được một cánh quân, đến đâu thắng đó, rửa
được nỗi nhục này.
Quần thần đều hô vang vạn tuế. Không lâu sau, gia phong Lý
Tịnh làm Quang Lộc đại phu, Thượng thư hữu bộc xạ, ban cho ông
thực ấp năm trăm hộ. Tiếp đó lại bổ Lý Tịnh làm Tây hải đạo hành
quân đại tổng quản, chinh phạt Thổ Cốc Hồn, đại phá nước này. Cải
phong cho Lý Tịnh làm Vệ quốc công. Sau đó khi Lý Tịnh qua đời,
Thái tông ban chiếu lệnh, cho phép xây một công trình kiến trúc cao
lớn trước mộ Lý Tịnh, tượng trưng cho núi Yên Nhiên ở lãnh thổ Đột
Quyêt và núi Thích Thạch ở lãnh thổ Thổ Cốc Hồn, để ca ngợi công
huân to lớn của Lý Tịnh.
✽✽✽
Ngu Thế Nam là người Dư Diêu − Hội Kê. Năm Trinh Quán thứ
nhất, Thái Tông cho vời ông vào triều và đãi làm thượng khách, mở
quán văn học. Khi ấy những người được cho là nhân tài trong quán
văn học nhiều vô cùng, nhưng mọi người đều tôn Ngu Thế Nam là bậc
thầy văn học. Thái Tông bổ nhiệm ông làm Ký thất, cùng Phòng
Huyền Linh trông coi công văn thư tín. Thái Tông từng lệnh cho ông
soạn “Liệt nữ truyện” để trang trí bình phong, khi ấy chưa có sách
“Liệt nữ truyện”, Ngu Thế Nam bèn âm thầm viết ra, không một chút
sơ sót. Năm Trinh Quán thứ bảy, ông nhiều lần được thăng làm Bí thư
giám. Thái Tông thường cho vời ông đến bàn luận đại sự hoặc cùng
xem kinh sử vào những lúc rảnh rỗi sau khi xử lý chính sự; Ngu Thế