nguyên nhân thứ hai không thể trùng tu điện Càn Nguyên. Nhận được
thánh chỉ của bệ hạ, lập tức đi thị sát, đây chính là việc chưa cấp thiết
phải làm, dễ trở thành hành động gây lãng phí sức người, sức của.
Nước nhà tích lũy chưa được hai năm, hà tất phải có sự phô trương
của Đông Đô và Tây Đô? Lao dịch vượt quá giới hạn thì oán hận sẽ
nảy sinh, đây là nguyên nhân thứ ba không thể trùng tu điện Càn
Nguyên. Trăm họ sau khi bị chiến loạn lưu ly, tài lực tổn thương, con
đường sống còn chưa yên định, trong vòng ba đến năm năm e rằng
cũng chưa hồi phục được. Sao có thể vì xây một đô thành để tuần du
mà khiến sức lực của trăm họ kiệt quệ? Đây là nguyên nhân thứ tư
không thể trùng tu điện Càn Nguyên. Ngày trước Hán Cao Tổ định
dựng đô ở Lạc Dương, chỉ một câu nói của Lâu Kính mà Cao Tổ tây
hành ngay trong ngày hôm đó. Lẽ nào không biết Lạc Dương nằm
trong quốc thổ, đường đi bằng phẳng, có điều địa hình địa lý của nó
không hiểm yếu bằng Quan Nội. Bệ hạ giáo hóa trăm họ đang suy
nhược mệt mỏi, cải cách phong tục đang nông cạn, thời gian vẫn còn
ngắn, dân phong vẫn chưa thuần phác bình hòa, cân nhắc đến điều
này, liệu có thể tuần du phương đông? Đây là nguyên nhân thứ năm
không thể trùng tu điện Càn Nguyên.
“Thần từng nhìn thấy tình cảnh nhà Tùy vừa xây dựng cung Càn
Nguyên, cột và xà của tòa điện đó hầu hết đều rất lớn, gỗ lớn không
phải địa phương lân cận có, mà phần lớn là chuyển về từ Dự Chương.
Hai nghìn người kéo một cây cột lớn, phía dưới cột có gắn bánh xe,
cái bánh xe đó được đúc bằng sắt. Nếu dùng bánh gỗ thì khi di chuyển
sẽ gây cháy. Tính sơ chi phí một cây cột thì số tiền cũng lên đến hàng
chục vạn, tính cho chính xác thì các chi phí còn lại sẽ nhiều gấp bội.
Thần nghe nói, cung A Phòng xây xong, người Tần ly tán; đài Chương
Hoa xây xong, nước Sở chúng phản thân ly; điện Càn Nguyên hoàn
công, trăm họ nhà Tùy tan tác. Huống hồ quốc lực hiện tại của bệ hạ
sao có thể sánh bằng nhà Tùy năm đó? Sau khi kế thừa một đống
hoang tàn, sai dịch trăm họ đã nếm đủ vết thương chiến tranh, hao phí