hạ tán thành việc làm của Lư Giang vương. Nếu bệ hạ cho rằng Lư
Giang vương sai thì là biết tà ác mà lại không lánh xa.
Thái Tông rất mừng, khen Vương Khuê nói đúng, rồi lập tức hạ
lệnh trả người đẹp về nhà.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ tư, Thái Tông ban chiếu trưng binh dịch để
tu sửa điện Càn Nguyên ở Lạc Dương dùng làm hành cung tuần hành
thị sát. Cấp sự trung Trương Huyền Tố dâng sớ can gián:
“Bệ hạ thánh minh nhân trí chiếu khắp vạn vật, bao la bốn bể.
Việc thi hành chiếu lệnh, ở đâu mà không tiếp nhận? Việc thiên tử
muốn làm, có gì mà không thuận theo? Tiểu thần trộm nghĩ, Tần Thủy
Hoàng làm vua là nhờ vào nghiệp thừa của nhà Chu, dựa vào quốc lực
cường thịnh của sáu nước, dự tính lưu truyền đế nghiệp đến muôn đời,
nhưng đến đời con thì nước nhà bị diệt vong, quả thực là do buông thả
ham muốn, đi ngược ý trời làm hại trăm họ mà ra. Qua đó thấy rằng,
thiên hạ không thể chinh phục bằng vũ lực, thần linh cũng không thể
dựa vào thân cận. Chỉ có phát huy tinh thần cần kiệm, giảm thuế khóa,
thận trọng hành xử mới có thể giữ mãi được sự bền vững của nền
móng nước nhà.
“Nay bệ hạ thừa kế cơ nghiệp muôn đời, muốn dùng chế độ lễ
nghi để tiết chế thiên hạ, bệ hạ cần lấy mình làm gương. Ngày tuần du
Đông Đô còn chưa sắp xếp đã chiếu lệnh trưng binh đi xây sửa; các
phiên vương hiện nhất tề dời kinh đến đất phong để nhậm chức, lại
phải xây dựng cung thất. Số người bị trưng dụng nhiều, lẽ nào đây là
điều mà trăm họ mong mỏi? Đây là một trong những nguyên nhân
không thể trùng tu điện Càn Nguyên. Khi bệ hạ vừa bình định Đông
Đô Lạc Dương, những lâu đài trùng điệp, cung điện rộng lớn đều được
lệnh dỡ bỏ tiêu hủy, cả nước hiệp đồng, trăm họ cùng một lòng khâm
phục kính ngưỡng bệ hạ. Làm gì có chuyện ban đầu thì ghét sự xa hoa
của cung điện Lạc Dương, nay lại kế thừa cách bài trí của nó? Đây là