XA XỈ PHÓNG TÚNG
N
ăm Trinh Quán thứ hai, Thái Tông nói với Hoàng môn thị lang
Vương Khuê:
− Năm Tùy Văn Đế Khai Hoàng thứ mười bốn, Quan Trung đại
hạn, trăm họ rất nhiều người khốn khó. Khi ấy kho lương thực của nhà
nước đầy ắp, nhưng ông ta không cho phép mở kho cứu tế, mà lại lệnh
cho dân trốn đói đến các nơi có lương thực kiếm ăn. Tùy Văn Đế
không yêu dân mà lại yêu kho lương của mình đến mức độ đó. Đến
cuối thời ông ta, thống kê lương thực tích trữ của nhà nước thì có thể
cung cấp cho cả nước ăn năm sáu chục năm. Tùy Dạng Đế ỷ giàu có
nên xa hoa phung phí, hoang dâm vô đạo, kết quả dẫn đến diệt vong.
Dạng Đế mất nước cũng có một phần trách nhiệm của cha ông ta.
Người xưa nói: “Nếu trăm họ dùng không đủ thì quân vương làm sao
dùng đủ?”. Chỉ cần lương tích trữ trong kho đủ để phòng bị cho năm
đói kém, ngoài ra không phải lo tích trữ. Con cháu đời sau nếu hiền
huệ thì có thể tự giữ được thiên hạ; nếu bất tài thì kho đụn tích trữ
nhiều chỉ tăng thêm sự xa xỉ, ấy là họa căn vong quốc.
✽✽✽
Năm Trinh Quán thứ chín. Thái Tông nói với Ngụy Trưng:
− Vừa rồi đọc sách sử Bắc Chu, Bắc Tề, các đế vương mất nước
cuối thời, tình hình làm ác đa số tương tự nhau. Tề Hậu Chủ rất thích
xa xỉ, mọi quan phủ quốc khố hầu như đều bị ông ta dùng hết, còn
quan khẩu, chợ búa thì không đâu không thu thuế. Trẫm thường nói
điều này giống kẻ thèm ăn ăn cả thịt mình, thịt ăn hết thì mình cũng