cô. Nhưng hôm nay nhìn thấy đồng tiền cổ này thì cô dừng bước - chính cô
cũng không hiểu tại sao.
Về sau, rất lâu về sau, Hạ Tĩnh Di nhớ đến sự việc chiều hôm nay, cô
nghĩ có lẽ là do ông trời sắp đặt. Vì mọi chuyện đều do số phận đã định
sẵn.
Ông chủ hiệu đồ cổ tuổi ngoài 40, thấy Hạ Tĩnh Di đứng ngoài ngắm
nhìn đồng tiền rất lâu, bèn hỏi, "Cô thật tinh tường nên mới chú ý đến đồng
tiền cổ Kiến Văn thông bảo. Nó là thứ quý nhất của bản hiệu đấy!"
Hạ Tĩnh Di nghe chủ hiệu nói thế, bèn hỏi, "Thế ạ? Nó giá trị bao
nhiêu?"
Ông ta xòe năm ngón tay giơ lên.
"500 à?" Hạ Tĩnh Di đoán vậy.
"Không! 5.000!"
"Khiếp... sao mà đắt thế?" Hạ Tĩnh Di lè lưỡi.
"Không hẳn là thế. Cô mua về, sau ít năm nữa, giá trị của nó sẽ tăng
lên."
"Sao lại có người dám bỏ ra ngần ấy tiền để mua nhỉ?" Hạ Tĩnh Di
cảm thấy khó hiểu.
"Thích sưu tập mà! Đồ cổ thường làm từ vài trăm năm trước, nó rất có
ý nghĩa văn hóa, lịch sử." Có thể vì hôm nay vắng khách, quá rỗi rãi nên
ông chủ thích trò chuyện với Hạ Tĩnh Di, "Nhất là đồng tiền Kiến Văn
thông bảo này, cô có biết tại sao nó đắt như thế không? Thời Minh, Kiến
Văn đế tên thật là Chu Doãn Văn - cháu nội của Minh Thái tổ Chu Nguyên
Chương, đã ho đúc tiền này để lưu thông. Nhưng Kiến Văn đế chỉ làm vua