Nếu sự bàng quan với tự nhiên tạo ra máy móc, thì sự bàng quan
của tự nhiên tạo ra khu vườn. Tất cả các nền văn hóa đều có dạng
làm vườn: sự khuyến khích tính tự phát trong người khác thông qua
tính tự phát của chính chúng ta, sự tôn trọng nguồn gốc, và sự từ
chối biến nguồn gốc thành nguồn lực.
Những người làm vườn không giết động vật nào cả. Họ không
giết gì cả. Trái cây, hạt giống, rau, hạt, cỏ, rễ, hoa, thảo dược, quả –
tất cả được thu hoạch khi chúng chín, và khi việc thu hoạch chúng
đem lại lợi ích cho sự sống được tiếp tục và nâng cao của người làm
vườn. Việc thu hoạch tôn trọng nguồn gốc, không khai khác nó,
chấp nhận nó chính là nó.
Động vật không thể bị thu hoạch. Chúng lớn lên, nhưng chúng
không “chín.” Chúng bị giết không phải khi chúng đã hoàn thành
chu kỳ sống của chúng mà khi chúng đang ở đỉnh chu kỳ sống.
Những người làm vườn hữu hạn, khi đang chuyển nông nghiệp thành
thương mại, “nuôi” hay “sản xuất” động vật – hay các sản phẩm thịt
– như thể bằng máy. Chăn nuôi là một khoa học, một phương pháp
kiểm soát sự tăng trưởng. Nó giả sử rằng động vật thuộc về chúng
ta. Thứ là nguồn gốc trong chúng lại trở thành nguồn lực cho
chúng ta. Gia súc bị nhốt trong chuồng để giới hạn các chuyển
động “làm cứng” thịt. Ngỗng, chân của chúng bị đóng đinh vào sàn,
bị ép ăn như những cỗ máy cho đến khi chúng bị giết mổ để lấy
gan.
Trong khi máy móc được dùng để tạo ra sự thay đổi mà không làm
thay đổi người vận hành nó, việc làm vườn biến đổi người làm vườn.
Khi một người học lái một chiếc xe, anh ta học lái như một chiếc xe;
nhưng một người sẽ trở thành người làm vườn.
Việc làm vườn không định hướng kết quả. Một vụ thu hoạch
thành công không kết thúc sự tồn tại của khu vườn mà chỉ là một