Frankfurt, đến nỗi mà tất cả các khoảng cách cốt yếu đều tan
biến trong sự tương đồng. Điều thực sự bị tách biệt là khác biệt, là
không đồng nhất. “Hành trình đích thực duy nhất không phải là
đi qua một trăm vùng đất khác nhau với cùng một đôi mắt, mà
nhìn cùng một vùng đất thông qua một trăm đôi mắt khác nhau”
(Proust).
Người làm vườn, người luôn chú ý đến tính tự phát cảu tự nhiên,
có năng khiếu nhìn thấy những sự khác biệt, luôn kiếm tìm những
thay đổi, dù là nhỏ nhất, trong quá trình phát triển của cây, hay
trong thành phần đất, trong những con côn trùng và giun đất.
Những người làm vườn sẽ giống như những ông bố, bà mẹ, nhìn ra
sự thay đổi tinh tế trong những đứa con của họ, hay các thầy giáo,
cô giáo, nhìn ra các dấu hiệu thể hiện sự tiến bộ kỹ năng và có thể
cả kiến thức, trong những học trò của họ. Một khu vườn, một gia
đình, một lớp học – bất cứ nơi nào mà con người tụ tập – sẽ không
có bất kỳ cái kết cho sự đa dạng nào để quan sát, mỗi mũi tên đều
hướng đến nhiều thay đổi hơn nữa. Nhưng những thay đổi được
quan sát này không hài hước một cách sân khấu với những người
làm vườn đích thực; chúng rộng mở một cách kịch tính với một tương
lai được làm mới.
Điều tương tự cũng xảy ra với những ai tìm sự khác biệt ở khắp
mọi nơi, những ai coi trái đất là một nguồn gốc, những ai ca tụng
tính thiên tài trong những người khác, những ai không chuẩn bị
chống lại sự bất ngờ, mà đón nhận sự bất ngờ.
89.
Vì máy móc cần lực từ bên ngoài, nên việc dùng nó luôn cần
nguồn năng lượng có thể tiêu thụ được. Khi chúng ta nghĩ về tự
nhiên như một nguồn lực, nó là nguồn lực cung cấp năng lượng.
Nếu chúng ta bị ám ảnh bởi máy móc, chúng ta sẽ ngày càng coi tự