TRÒ CHUYỆN VỚI VĨ NHÂN - Trang 126

Trong kinh sách rất cổ xưa của người Tây Tạng, người thầy được ví như là
lửa, còn học trò được ví như là nước. Khi nước tiếp xúc với lửa, chất lượng
của học trò đó sẽ thay đổi, sẽ mang phẩm chất của lửa, giống như nước
được đun nóng bắt đầu bốc hơi lên. Nước thiếu lửa sẽ chuyển động hướng
xuống. Khi có lửa, sự thay đổi lập tức xuất hiện. Ở mức trên 100oC, lửa
khiến nước bốc hơi, chiều hướng chuyển động sẽ thay đổi.

Lửa luôn chuyển động hướng lên. Thậm chí nếu bạn lật úp ngọn đèn xuống,
ngọn lửa vẫn hướng lên, ngọn lửa không thể hướng xuống. Lửa là sự nỗ lực
đạt đến đỉnh cao nhất, cực đỉnh.

Heraclitus đã tìm thấy đúng biểu tượng. Đó không phải là tuyên bố triết
học, nhưng trong lịch sử triết học của Hy Lạp, họ nghĩ rằng Heraclitus đang
đưa ra một yếu tố thiết yếu giống như những người khác, như Thales,
Anaxagoras, Anaximenes, các nhà triết học khác của Hy Lạp. Có bốn yếu
tố gồm đất, nước, lửa và không khí. Một số nhà triết học cho rằng đất là yếu
tố cơ bản; số khác lại xem nước là yếu tố cơ bản; số khác thì bảo đó là lửa;
số khác nữa cho rằng đó là không khí. Heraclitus cũng cho rằng lửa là yếu
tố cơ bản, nhưng không nên hiểu theo cách của Thales. Đó không phải là
tuyên bố. Đó không phải là một chủ đề hay học thuyết triết học. Heraclitus
không đưa ra bất kỳ học thuyết nào. Ông ấy là một nhà thơ, không phải là
nhà triết học. Ông ấy đưa ra một biểu tượng, và biểu tượng đó chứa đựng
nhiều ý nghĩa hơn từ “lửa”.

Hãy quan sát lửa từ bên ngoài, sau đó quan sát từ bên trong, và trở nên càng
giống ngọn lửa càng tốt.

Đó là lý do vì sao khi ai đó bất ngờ nhìn thấy Heraclitus đang sưởi ấm cạnh
bếp lửa, ông ấy nói với họ: “Đây cũng là Thượng đế”.

“Tôi

đã tìm kiếm chính mình”, ông ấy nói. “Thời gian là một đứa trẻ

đang di chuyển các quân bài; quyền lực tối thượng nằm trong tay
một đứa trẻ
”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.