Khi đó, tôi chỉ kể cho Ajit Patvardhan nghe một câu chuyện về hai nhà thần
bí vĩ đại là Kabir và Farid. Kabir sống cạnh Varanasi, bờ bên kia sông
Hằng. Farid là một nhà thần bí Sufi, và sắp cùng các đồ đệ đi qua ngôi làng
nơi Kabir đang sống.
Đồ đệ của cả hai nhà thần bí đều thuyết phục họ. Các đồ đệ của Kabir nói:
“Thật thất lễ khi Farid đi qua đây mà thầy không mời ngài ấy ở lại. Chỉ là
mời họ ở lại nghỉ ngơi vài ngày như là một cách để bày tỏ tình cảm”. Còn
đồ đệ của Farid thì nói: “Thật thất lễ khi đi ngang qua nơi ở của Kabir mà
không ghé chào”.
Farid và Kabir đều đồng ý. Nhưng điều mà các đồ đệ của cả hai mong
muốn là xem điều gì sẽ xảy ra khi hai người này gặp nhau, họ sẽ nói những
gì, đâu là những thứ quan trọng giữa hai người họ.
Nhưng cả hai không nói một lời nào!
Các đồ đệ rất thất vọng; đây không phải là điều mà họ mong đợi. Ngay sau
khi chào tạm biệt nhau, mỗi người đều phải đối mặt với cơn giận của các đồ
đệ.
Đồ đệ của Kabir nói: “Thầy biến chúng con thành lũ ngốc. Suốt hai ngày,
chúng con đã chờ đợi để nghe điều gì đó. Thầy luôn dạy bảo chúng con.
Nhưng điều gì đã xảy ra? Thầy bỗng dưng hoàn toàn im lặng. Chúng con
không hiểu. Nào là cười, khóc như điên, những cái ôm thắm thiết nhưng
không nói một lời nào?”.
Farid cũng gặp phải tình huống tương tự. Các đồ đệ của ông ấy cũng đưa ra
câu hỏi tương tự, và câu trả lời cũng giống hệt nhau. Farid và Kabir có câu
trả lời gần như giống nhau: “Chúng ta biết rằng sẽ không có gì để nói. Ông
ấy có mắt, ta cũng có mắt. Cả hai đều đã trải nghiệm, đã nếm trải chân lý.
Còn gì để nói? Người nào nói ra một lời nào cũng sẽ chứng tỏ rằng mình
ngu dốt, rằng mình không biết. Chúng ta nhận ra nhau, thật khó để không