ấy. Krishnamurti là người thông minh nhất thế kỷ này, nhưng người ta
không hiểu ông ấy.
Ông ấy đã chết, và dường như thế giới vẫn tiếp diễn theo cách của nó mà
không một phút nào nhìn lại và tự hỏi rằng người đàn ông thông minh nhất
đã không còn nữa. Thật khó tìm thấy sự sắc bén và trí thông minh tương tự
trong nhiều thế kỷ tới. Nhưng con người là những kẻ mộng du, không ghi
chép nhiều. Trên các trang báo, chỉ ở góc nhỏ, nơi không ai chú ý, người ta
thông báo về cái chết của ông ấy. Và dường như một người đàn ông chín
mươi tuổi, không ngừng nói trong suốt bảy mươi năm, di chuyển khắp thế
giới, tìm cách giúp mọi người thoát khỏi những ràng buộc, tìm cách giúp
mọi người được tự do – dường như không ai buồn nhớ đến người đã làm
việc chăm chỉ nhất trong lịch sử nhân loại vì sự tự do của con người, vì
phẩm giá của con người.
Tôi không cảm thấy tiếc cho cái chết của ông ấy. Đó là một cái chết đẹp;
ông ấy đã đạt được tất cả những gì mà cuộc sống này có thể ban tặng.
Nhưng tôi thấy tiếc cho thế giới. Nó cứ mãi bỏ lỡ những hành trình tâm
thức vĩ đại nhất, bỏ lỡ những đỉnh cao nhất, những ngôi sao sáng nhất. Nó
quá bận tâm với những điều nhỏ nhặt.
Tôi cảm nhận một ái lực sâu sắc với Krishnamurti đến mức ngay cả việc nói
về mối quan hệ cũng không đúng; mối quan hệ chỉ xảy ra giữa hai vật tách
rời. Còn tôi cảm nhận mình với ông ấy là một. Bất kể những lời chỉ trích
của ông ấy, bất kể những lời chỉ trích của tôi – mà chủ yếu là trêu chọc,
khiêu khích ông già đó… và ông ấy rất dễ bị khiêu khích. Tôi chỉ cần cử
các khất sĩ đến ngồi ở hàng ghế đầu trong các buổi nói chuyện của
Krishnamurti, tất cả đều mặc màu đỏ, và ông ấy sẽ nổi điên! Ông ấy không
chịu được màu đỏ. Khi nổi giận như thế, ông ấy sẽ quên ngay vấn đề cần
nói và bắt đầu chuyển sang chỉ trích tôi và người của tôi. Về sau, ông ấy đã
nói về tôi với người tiếp đón ông ấy: “Người này không phải tầm thường.
Ông ấy đã quấy rối các buổi nói chuyện của ta, cử những người mặc áo