choàng đỏ đến. Và khoảnh khắc nhìn thấy họ, ta quên mất chủ đề mà mình
định nói. Lần nào cũng vậy, và ta biết rằng ông ấy chỉ muốn trêu đùa. Ông
ấy không chống lại ta, và ta cũng không chống lại ông ấy”.
Từ những người gần gũi thân thiết với Krishnamurti, tôi được biết: “Ông ấy
không chống lại ta. Ông ấy muốn ta biết rằng dù cho giận dữ đến mấy, ông
ấy cũng không chống lại ta”.
Tôi nói với họ: “Tôi biết điều đó. Tôi yêu người đàn ông ấy. Nhưng để yêu
một người và thỉnh thoảng vẫn trêu chọc người đó, bạn có cho rằng nó mâu
thuẫn không? Thật ra tôi đang cố giúp ông ấy ít nghiêm trọng hơn. Một chút
khiếu hài hước sẽ không làm hại ai. Chỉ có một điểm tôi không đồng ý với
ông ấy – ông ấy quá nghiêm túc”.
Tôn giáo cần thêm sự hài hước để khiến nó gần gũi với con người hơn. Nếu
không có sự hài hước, các bài giảng sẽ trở nên ngày càng trí tuệ hơn, chính
xác hơn, logic hơn nhưng sẽ mất đi cảm xúc của con người. Nó sẽ ngày
càng trở thành một chủ đề khoa học. Nhưng con người không thể nào chỉ là
đối tượng của nghiên cứu khoa học. Có điều gì đó ở Krishnamurti vượt lên
trên giới hạn của nghiên cứu khoa học.
Hãy nhìn khắp thế giới. Cây cối không cười, những con trâu không cười.
Không có loài vật nào cười; chỉ có con người là có khiếu hài hước. Hẳn
điều đó phải có ý nghĩa của nó bởi vì nó xảy ra ở điểm tiến hóa cao nhất –
con người.
Những lời dạy của Krishnamurti đều hay, đều đẹp nhưng quá nghiêm túc.
Bằng trải nghiệm và cảm nhận của mình, tôi cho rằng ông ấy đã lãng phí
bảy mươi năm bởi vì quá nghiêm túc. Cho nên, chỉ có những người buồn
rầu, đau khổ, những người lúc nào cũng nghiêm túc mới ở cạnh ông ấy; ông
ấy là người thu thập xác chết, và khi ông ấy già đi, những xác chết này cũng
già theo.