TRÒ CHUYỆN VỚI VĨ NHÂN - Trang 249

một trật tự. Pythagoras đã có nhiều đóng góp cho tư tưởng của nhân loại,
cho sự tiến hóa của con người. Tầm nhìn của ông ấy về một

cosmos đã trở

thành nền tảng cho nghiên cứu khoa học.

Khoa học chỉ có thể tồn tại nếu sự hiện hữu là một hệ thống hài hòa, trật tự.
Nếu nó là một trạng thái hỗn loạn, sẽ không có cơ sở nào cho khoa học.
Nếu các quy luật thay đổi mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc – có ngày nước bốc
hơi ở 100 độ C, có ngày nước bốc hơi ở 500 độ C – nếu nước vận hành theo
cách kỳ quái và không tuân theo trật tự nào, vậy làm sao có khoa học được?

Khoa học giả định rằng sự hiện hữu hoạt động theo cách nhất quán, hợp lý,
rằng sự hiện hữu không bị điên, rằng nếu đi sâu vào bên trong sự hiện hữu,
chúng ta sẽ tìm thấy các quy luật – và những quy luật này chính là chìa
khóa cho mọi bí ẩn.

Điều này đúng với khoa học, nên cũng đúng với tôn giáo, bởi vì tôn giáo
không là gì khác ngoài khoa học nội tâm. Khoa học bên ngoài được gọi là
khoa học; còn khoa học bên trong được gọi là tôn giáo – nhưng cả hai chỉ
có thể tồn tại trong một hệ thống hài hòa, trật tự.

Có những quy luật trong thế giới nội tâm. Những quy luật này đã được
khám phá như là quy luật khoa học. Cả quy luật khoa học và quy luật tôn
giáo đều không được phát minh. Sự thật là bạn không cần phải phát minh ra
nó. Bất cứ thứ gì bạn phát minh ra đều không thật.

Sự thật phải được khám phá, không phải được phát minh. Einstein khám
phá ra một quy luật; Patanjali cũng khám phá ra một quy luật; Newton
khám phá ra lực hấp dẫn; Krishna khám phá ra sự duyên dáng. Cả hai đều
là quy luật – một thuộc về trái đất, một thuộc về bầu trời; một thuộc về thế
giới tất yếu, một thuộc về thế giới quyền lực; một thuộc về cái hữu hình,
một thuộc về cái vô hình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.