Chính trong tầm nhìn về một
cosmos mà Pythagoras đã trở thành người tạo
ra khái niệm khoa học của thế giới. Ông ấy là nhà khoa học đầu tiên bởi vì
ông ấy đã cung cấp nền tảng của nó. Ý nghĩ của ông ấy về
cosmos phải
được hiểu bởi vì nếu không hiểu, bạn sẽ không thể nào hiểu được ông ấy
đang nói về điều gì.
Thế giới nội tâm, thế giới của tinh thần, tuân theo các quy luật nhất định, và
những quy luật này không thay đổi, chúng là bất diệt. Những quy luật này
không theo nguyên tắc thời gian, chúng vượt lên trên thời gian. Thời gian sẽ
vận hành bên trong những quy luật này. Nếu muốn làm điều gì đó ở thế giới
bên ngoài, bạn cần phải biết cách vận hành của sự hiện hữu bên ngoài, bởi
vì nếu không biết cách vận hành của nó, bạn chắc chắn sẽ thất bại.
Thiên nhiên không có nghĩa vụ điều chỉnh theo bạn, bạn sẽ phải điều chỉnh
theo thiên nhiên. Bạn chỉ có thể chiến thắng thiên nhiên khi điều chỉnh bản
thân theo thiên nhiên. Bạn cũng có thể trở thành kẻ chinh phục, nhưng
không chống lại thiên nhiên, phải theo thiên nhiên, đồng điệu với thiên
nhiên. Bạn có thể trở thành bậc thầy của vương quốc nội tâm, nhưng không
chống lại các quy luật mà phải hòa nhịp với các quy luật đó.
Chính nhờ tầm nhìn thần bí này – rằng thế giới không phải diễn ra ngẫu
nhiên, không hỗn loạn, mà là một thế giới vô cùng hòa hợp, trật tự – mà
Pythagoras đã khám phá ra nhiều điều cho những người tìm kiếm chân lý.
***
Đối với Pythagoras, khoa học là cuộc tìm kiếm chân lý trong thế giới khách
quan, còn tôn giáo là cuộc tìm kiếm chân lý trong thế giới chủ quan. Do đó,
khoa học và tôn giáo giống như hai cánh tay hoặc đôi cánh. Chúng không
đối lập nhau mà bổ trợ cho nhau. Và thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta lại
được nhắc nhở về điều đó.