Phát biểu của Rumi có tính cách mạng: Đừng di chuyển vì nỗi sợ.
Các tôn giáo đều nói với mọi người: “Hãy sợ Thượng đế!”.
Bạn có thể sợ bất cứ ai, nhưng đừng sợ Thượng đế, bởi vì Thượng đế chỉ có
thể tiếp cận thông qua tình yêu. Thượng đế không phải là một con người mà
là nhịp đập của vũ trụ. Nếu bạn có thể ca hát bằng tình yêu, nhảy múa bằng
tình yêu… một hoạt động bình thường như xoay người vì tình yêu… Niềm
vui và sự ăn mừng là đủ để đạt đến thánh địa thâm sâu nhất của bản thể và
sự hiện hữu.
Tất cả các bạn đều đã sống trong sợ hãi.
Các mối quan hệ của bạn bắt nguồn từ nỗi sợ. Nỗi sợ quá lấn át – giống như
đám mây đen che phủ cuộc sống của bạn – đến mức bạn nói những điều
mình không muốn nói, nhưng vì sợ hãi nên bạn nói ra. Bạn làm những điều
mà mình không muốn làm, nhưng nỗi sợ khiến bạn làm. Chỉ cần một chút
hiểu biết cũng đủ để nhìn thấy…
Hàng triệu người đang tôn thờ những hòn đá do chính họ chạm khắc nên.
Họ đã tạo ra Thượng đế của họ, rồi tôn thờ chúng. Điều đó phải bắt nguồn
từ nỗi sợ rất lớn, bởi vì bạn có thể tìm thấy Thượng đế ở đâu? Cách dễ dàng
nhất là khắc một Thượng đế bằng đá cẩm thạch thật đẹp rồi tôn thờ. Và
không ai nghĩ rằng đó là việc làm hoàn toàn ngu ngốc, bởi vì mọi người đều
đang làm điều này theo nhiều cách khác nhau – một số người thực hiện
trong đền đài, số khác trong nhà thờ, số khác nữa trong giáo đường; điều đó
chẳng có gì khác biệt. Điểm mấu chốt là như nhau, rằng những gì bạn đang
làm là xuất phát từ nỗi sợ – những lời cầu nguyện của bạn chứa đầy nỗi sợ.
Rumi đưa ra một tuyên bố phi thường, một tuyên bố mang tính cách mạng:
“Hãy di chuyển bên trong, nhưng đừng di chuyển như cách bạn di chuyển
vì sợ”. Vậy thì cách di chuyển bên trong đó là gì? Sao không di chuyển một
cách thật hài hước? Sao không biến tôn giáo của bạn thành một trò vui? Sao