tảng quyết định chiến lược đầu tư của cả giới học giả lẫn giới đầu tư
chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, nếu cuộc thảo luận kết thúc ở đó, bạn có thể tiến hành ngay công
việc với mức độ rủi ro như bạn muốn và nhận được những gì bạn đáng
được hưởng. Trong một thế giới hoàn hảo, mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận
này có thể đúng. Nhưng rõ ràng, thứ bạn tìm kiếm là những cơ hội đầu tư,
những cổ phiếu được định giá không đúng với giá trị thực của nó (chẳng
hạn như những cổ phiếu hay các cơ hội đầu tư được các nhà nghiên cứu và
những nhà đầu tư khác định giá quá sai lệch). Vì thế, bạn không nên áp
dụng mối quan hệ bất di, bất dịch giữa rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư chứng
khoán.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận không
liên quan gì tới bạn. Thậm chí nó chính là khái niệm đầu tư quan trọng
nhất. Vì thế, nên mới có chuyện lạ lùng là mỗi khi nghiên cứu về những rủi
ro của một cổ phiếu bất kỳ, phần lớn các nhà nghiên cứu và đầu tư chuyên
nghiệp đều dự đoán sai. Họ đoán sai vì cách họ tính tỷ lệ “rủi ro” trong
phép tính rủi ro/lợi nhuận có quá nhiều sai lầm và quá lằng nhằng phức tạp.
Theo quan niệm chung, rủi ro được định nghĩa là rủi ro lợi nhuận thất
thường. Trong giới chuyên môn, rủi ro được tính bằng chỉ số “beta” của
một cổ phiếu - nghĩa là khả năng thay đổi giá của một cổ phiếu cụ thể nào
đó so với toàn bộ thị trường. Trong thế giới hỗn loạn này, và thường nhầm
giữa thay đổi lên và thay đổi xuống một cổ phiếu tăng giá mạnh sau một
năm được coi là có độ rủi ro cao hơn so với một cổ phiếu giảm nhẹ trong
cùng khoảng thời gian một năm.
Ngoài ra, việc lấy những biến động về giá trong quá khứ làm cơ sở đo độ
rủi ro của một cổ phiếu có thể dẫn tới kết luận sai lầm về cổ phiếu đó.
Trong cùng một quãng thời gian, một cổ phiếu sụt giá từ 30 xuống 10 được
coi là rủi ro hơn một cổ phiếu sụt từ 12 xuống 10. Giờ đây, tuy cả hai cổ
phiếu đều ở giá 10 đồng nhưng cổ phiếu nào sụt giá nhiều hơn (giảm giá