thấp vô lý. Chỉ khi thị trường đang ở những thái cực như thế, bạn mới nên
tận dụng thời cơ và quan tâm xem nó có ý nghĩa gì. Còn nếu không, theo
Graham, tốt nhất là bạn quên hãy thị trường đi và tập trung vào tình hình tài
chính và hoạt động của công ty đó.
Dường như không phải ngẫu nhiên khi phần lớn những người thành công
lâu dài trên thị trường chứng khoán (tất nhiên là số người này không
nhiều), đều tuân thủ nguyên tắc “biên độ an toàn” và “Ngài Thị Trường”
của Graham. Ngay cả khi một số người đưa ra phương pháp đánh giá tiềm
năng chính xác hơn nhiều so với phương pháp của Graham thì nhiều khái
niệm cơ bản đầu tiên của ông vẫn còn có giá trị. Những nghiên cứu gần đây
(như nghiên cứu của Lakonishok, Scheifer và Vishny đăng trên Journal of
Finance tháng 12 năm 1994) tiếp tục ủng hộ lý thuyết của ông khi ông cho
rằng chỉ cần mua những cổ phiếu có giá thấp hơn giá trị danh nghĩa và lợi
nhuận hàng năm của nó thôi cũng đủ bảo đảm cho bạn một thắng lợi lâu
dài.
Theo những nghiên cứu này, phương pháp chọn lựa cổ phiếu dựa trên giá
trị như của Graham sẽ mang lại kết quả vượt trội so với việc mua những cổ
phiếu đang làm mưa, làm gió trên thị trường (những cổ phiếu được nhiều
nhà đầu tư quan tâm nhất), những quỹ đầu tư được xếp hạng trên sàn chứng
khoán hay phó thác vốn liếng cho các nhà quản lý quỹ đầu tư. Bạn có thể
đạt được những kết quả đó mà không phải chịu ảnh hưởng nhiều khi có
biến động giá. Điều này đúng với cả những công ty quy mô lớn và nhỏ.
Có thể lý giải cho điều này như sau: Những nhà đầu tư thường đánh giá quá
cao triển vọng lâu dài của các công ty đạt được kết quả tốt trong thời gian
gần đây. Cùng lúc đó, họ lại đánh giá thấp những công ty mà lợi nhuận
không đúng với tiềm năng hoặc những công ty chưa có tiếng. Những thước
đo khách quan như giá trị sổ sách và thu nhập trong các năm trước của một
công ty có thể giúp người ta loại bỏ được yếu tố cảm tính khi dự đoán
tương lai của nó. Mặc dù ra đời từ cách đây rất lâu, nhưng phương pháp