Vì vậy Tô Giản vội vàng kiếm cớ. “Ha ha, vì trước kia tôi không thích
anh, cho nên làm món ăn mới không ngon như vậy!” Ngày trước, anh là
tình địch chết tiệt của tôi, tôi sao có thể nấu ăn cho anh, cho nên ngày hôm
qua anh chỉ có thể ăn mì ăn liền; hôm nay,xem như anh tinh mắt, có thể
khiến chúng ta có chung thần tượng, cho nên tôi mới thấy anh thuận mắt
hơn một chút, hừ!
An Dĩ Trạch ngẩn ra, từ từ nói: “Ý em là, bây giờ em thích anh rồi
hả?”
Tô Giản vừa đưa một ngụm canh đến bên miệng, nghe vậy ‘phì’ một
tiếng, phun hết tất cả ra ngoài.
Bát cơm trước mặt và trên bàn đều là nước.
An Dĩ Trạch: “…”
(*) Thương hiệu bánh bao ‘Cẩu Bất Lý’
狗不理 /Gǒu bù lǐ/ có nghĩa
‘chó cũng không thèm ăn’ là một đặc sản của thành phố Thiên Tân. Loại
bánh bao này từng được Từ Hy Thái Hậu thốt lời khen ngợi: “Cao lương
mĩ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới
đúng là món ăn trường thọ”.
Tương truyền vào thời đại Hoàng đế Đông Trị, có một người tên Cao
Quý Hữu được mẹ đặt thêm cái tên ‘Cẩu Tử’, đã tinh thông nghề làm bánh
bao từ năm 17 tuổi. Với kỹ thuật làm bánh bao đầy sáng tạo, bánh của Cẩu
Tử có tạo hình đẹp như bông cúc trắng, đưa lên miệng cảm nhận được ngay
sự mềm mại của vỏ, lưỡi chạm vào nhân là thấy hương ngào ngạt thơm
phức.
Tiếng lành đồn xa, khách ăn đến quán ngày một đông, Cẩu Tử bận làm
bánh đến nỗi không có thời gian đàm đạo với khách. Khách thấy vậy cùng
trêu : “Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng”,
rồi cứ thế gọi thành quán bánh bao ‘Cẩu Bất Lý’ (cẩu cũng không thèm).