khiêm nhường, cuộc sống sẽ cho bạn biết tay.”
Giá như có thêm nhiều người nghĩ về kịch bản tồi tệ nhất trong những thời điểm
quan trọng của cuộc đời. Như vậy bong bóng công nghệ, Enron, sự kiện 11 tháng 9,
cuộc xâm lược Iraq và bong bóng địa ốc đều có thể tránh được. Không ai muốn cân
nhắc về những điều có thể xảy ra, và kết quả là gì? Thảm họa.
Ngày nay, premortem ngày càng trở nên phổ biến trong giới kinh doanh, từ những
những dự án khởi nghiệp cho tới các công ty có tên trong danh sách Fortune 500 và
Tạp chí kinh doanh Harvard. Nhưng giống mọi ý tưởng vĩ đại, điều này cũng chẳng
có gì mới lạ. Công lao lại thuộc về những nhà khắc kỷ. Họ thậm chí còn có một tên
gọi hay hơn: premeditato malorum (suy tính trước điều xấu).
Một tác gia như Seneca hẳn sẽ bắt đầu bằng việc xem xét lại hay diễn tập các kế
hoạch của mình, ví dụ như cho một chuyến đi. Và như thế ông có thể suy tính những
điều xấu có thể xảy ra hay ngăn chặn chúng xảy ra: một cơn bão có thể ập đến, vị
thuyền trưởng có thể bị ốm, tàu có thể bị bọn cướp biển tấn công.
“Đối với một người thông thái, không gì xảy ra trái ngược với mong đợi của anh ta”,
ông đã viết như vậy cho một người bạn, “và cũng chẳng phải tất cả sẽ xảy ra như anh
ta mong muốn. Nhưng nó sẽ diễn ra như anh ta dự liệu – và hơn tất cả, anh ta dự liệu
là có gì đó sẽ cản trở kế hoạch của anh ta.”
Hãy luôn sẵn sàng cho sự xáo trộn, luôn tính đến sự xáo trộn trong các kế hoạch của
chúng ta. Một sự bất ngờ dễ chịu tốt hơn nhiều một điều bất ngờ khó chịu.
Thế nếu…
Thì tôi sẽ…
Thế nếu…
Tôi sẽ… thay vì...
Thế nếu…
Không vấn đề, chúng ta luôn có thể…
Và trong trường hợp không thể làm gì, những nhà khắc kỷ vẫn sử dụng nó để thực
tập một việc mà nhiều người thường không làm: quản lý các kỳ vọng. Bởi vì đôi khi,
câu trả lời duy nhất cho “Thế nếu…” là “Sẽ tệ đấy, nhưng chúng ta rồi sẽ ổn cả.”
Thế giới của bạn bị điều khiển bởi các tác nhân bên ngoài. Những lời hứa chẳng được