J
ĐIỀU GÌ ĐÓ LỚN HƠN CHÍNH BẠN
Công việc của một người đàn ông là cố gắng hết sức để làm cho thế giới trở nên tốt
đẹp hơn – luôn nhớ rằng kết quả sẽ vô cùng nhỏ – và chăm sóc tâm hồn của chính
mình.
– Leroy Percy.
ames Stockdale, phi công máy bay chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ bị bắn rơi ở
Triều Tiên năm 1952. Trong lúc rơi xuống, ông đã dành những phút giây ít ỏi
đó để suy ngẫm về những điều đang chờ đợi dưới mặt đất. Bị bỏ tù? Chắc chắn
rồi. Bị tra tấn? Có thể lắm. Chết? Rất có thể. Ai mà biết được những điều đó sẽ kéo dài
bao lâu, hay liệu ông còn có thể được gặp lại gia đình hoặc trở về nhà được nữa
không.
Nhưng ngay khi chạm đất, những suy nghĩ đó đã lập tức chấm dứt. Ông không dám
nghĩ về bản thân. Bạn thấy đấy, ông đã có một sứ mệnh.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, việc tự bảo toàn cá nhân đã để lộ mặt xấu xí của
nó. Trong trại tù lạnh khủng khiếp của cuộc chiến, những người lính Mỹ ngày càng
trở nên ích kỷ. Bản năng sinh tồn của những tù nhân chiến tranh Mỹ đã thống trị
mạnh mẽ đến nỗi họ bắt đầu đánh đập và thậm chí giết lẫn nhau chỉ để sống sót,
thay vì chiến đấu chống lại những kẻ bắt giam họ để tồn tại, hoặc trốn thoát.
Stockdale (khi đó là một chỉ huy), nhận thức rõ rằng mình sẽ là tù binh chiến tranh
cao cấp nhất của hải quân Mỹ từng bị bắt ở Triều Tiên và rằng mình sẽ không thể
làm được gì khác. Nhưng là một sĩ quan chỉ huy, ông có thể lãnh đạo và hướng dẫn
cho những tù binh cùng bị bắt giam. Ông có thể thay đổi tình huống đó và không để
lịch sử lặp lại – đây sẽ là sứ mệnh của ông: dẫn dắt và giúp họ. Đó chính xác là điều
ông đã làm trong hơn 7 năm, gồm 2 năm bị xích tại khu biệt giam.
Stockdale không xem nhẹ tư cách chỉ huy của mình. Đã có lúc ông cố tự tử, không
phải để chấm dứt nỗi thống khổ mà để gửi một thông điệp đến các lính canh. Những
người lính khác trong nỗ lực chiến tranh đã từ bỏ sự sống. Ông không thể bôi nhọ họ
hay những hy sinh của họ bằng cách tự biến mình thành một công cụ chống lại sứ
mệnh chung. Dù ngược với ý chí của mình, ông thà tự làm đau mình còn hơn góp