Nỗi sợ chết là một chướng ngại hiển hiện trong cuộc sống của chúng ta. Nó định
hình các quyết định, các quan điểm và các hành động của chúng ta.
Nhưng đối với Montaigne, trong toàn bộ phần đời còn lại của mình, ông sẽ suy ngẫm
về khoảnh khắc đó và cố hồi tưởng phút giây đối diện với cái chết ấy. Ông nghiên
cứu về cái chết, thảo luận về nó, tìm hiểu về vị trí của nó trong các nền văn hóa khác.
Chẳng hạn, có lần Montaigne viết về một trò chơi trên bàn nhậu thời trước, trong đó
những người chơi lần lượt giơ lên một bức tranh vẽ một xác chết nằm trong một
quan tài và nâng ly: “Hãy uống và mừng vì khi chết trông bạn sẽ thế này.”
Như Shakespeare đã viết trong vở Giông tố
39
không lâu sau đó, khi chính ông cũng
bắt đầu già đi: “Nghĩ lại đến lần thứ ba sẽ là nấm mồ chôn chính mình.”
Mọi nền văn hóa đều có cách riêng để dạy cùng một bài học: Memento mori – Hãy
nhớ rằng ngươi sẽ phải chết. Người La Mã thường tự nhắc nhở mình như thế.
Có vẻ kỳ cục khi nghĩ rằng chúng ta sẽ quên mất hoặc cần được nhắc nhở về điều
này, nhưng rõ ràng chúng ta có thể quên.
Chúng ta gặp khó khăn để chấp nhận cái chết là vì mối quan hệ của chúng ta với sự
tồn tại của chính mình đã bị đảo lộn. Chúng ta có thể không nói ra, nhưng sâu bên
trong, chúng ta hành động và cư xử như thể chúng ta không thể bị đánh bại. Như thể
chúng ta miễn nhiễm với những thử thách và nỗi khổ đau của cái chết. Điều đó chỉ
xảy ra với người khác, không phải với Mình. Mình còn khối thời gian.
Chúng ta quên mất rằng sự bám víu vào sự sống mong manh đến thế nào.
Nếu không thế, chúng ta đã không dành quá nhiều thời gian để theo đuổi những
chuyện tầm phào, cố gắng để được nổi tiếng, kiếm nhiều tiền hơn những gì có thể
tiêu cả đời, hay lên các kế hoạch dài hạn trong tương lai… Tất cả những việc này loại
ra sự tồn tại của cái chết. Tất cả những giả định này cho rằng cái chết sẽ không ảnh
hưởng đến chúng ta, hay ít ra, không phải khi chúng ta không muốn. Như Thomas
Gray đã viết: “Con đường dẫn đến vinh quang không dẫn đến đâu ngoài nấm mồ.”
Bạn là ai hay bạn còn bao nhiêu điều phải thực hiện đều không quan trọng, ở đâu đó
sẽ có một ai đó sẽ muốn giết bạn vì một ngàn đô hay vì một câu nói gây mếch lòng,
hay vì bạn cản trở việc của họ. Một chiếc xe có thể đâm phải bạn ở một giao lộ và
khiến hàm răng của bạn lún ngược vào hộp sọ. Chỉ thế thôi. Tất cả sẽ chấm dứt. Hôm
nay, ngày mai, hoặc một ngày nào đó sớm thôi.
Thật là một câu sáo rỗng khi hỏi Tôi sẽ thay đổi điều gì trong cuộc sống nếu bác sĩ
nói tôi bị ung thư? Sau khi trả lời, chúng ta chắc chắn sẽ tự an ủi bằng một lời giả dối