Bạn ngồi đây và than thở rằng bạn không có cơ hội hay may mắn. Nhưng bạn có đấy
chứ.
Ở một vài thời điểm trong sự tồn tại ngắn ngủi của mình, chúng ta đối mặt với
những thử thách lớn lao. Thường thì những thử thách này gây nản lòng, đầy bất
hạnh hoặc không công bằng. Chúng có vẻ xuất hiện vào đúng lúc chúng ta nghĩ
chúng ta ít cần đến chúng nhất. Vấn đề là: Chúng ta chấp nhận điều này như một sự
kiện hoàn toàn tiêu cực, hay chúng ta có thể vượt qua sự tai ương mà nó đem lại và
bắt đầu thế tấn công? Hay nói cách khác, chúng ta có thể thấy “vấn đề” này mang lại
một giải pháp mà bấy lâu nay chúng ta ra sức tìm kiếm?
Nếu bạn không làm điều này, đó là lỗi của bạn.
Napoleon đã miêu tả về chiến tranh một cách đơn giản như sau: Hai đội quân là hai
cơ thể đụng độ và đe dọa lẫn nhau. Đến đỉnh điểm, một khoảnh khắc hoảng loạn
xuất hiện, chính thời điểm đó là lúc viên chỉ huy cấp cao nắm được lợi thế.
Ví dụ như Rommel đã có được danh tiếng nhờ vào Fronter-führing của ông – giác
quan thứ sáu về thời điểm điểm quyết định trong trận chiến. Ông có một năng lực
sắc bén để cảm nhận lúc thích hợp để tấn công đạt hiệu quả cao nhất. Điều này cho
phép ông liên tục giành được những chiến thắng không ngờ trong những hoàn cảnh
tưởng chừng thất bại.
Ở đâu người khác nhìn thấy thảm họa (hoặc đơn giản là tiếng ồn và bụi bẩn của một
trận đánh), Rommel cảm nhận được các cơ hội. Ông nói: “Tôi được trao khả năng
cảm nhận điểm yếu của kẻ thù nằm ở đâu.” Và nhờ vào những cảm nhận này, ông đã
tấn công chỉ với một chút ít năng lượng bỏ ra. Ông luôn nắm bắt việc kiểm soát nhịp
độ và không bao giờ từ bỏ.
Các bậc chỉ huy vĩ đại tìm kiếm những điểm quyết định. Bởi năng lượng dồn vào
những điểm quyết định sẽ khiến mọi thứ tan rã. Họ thúc, thúc và khi tình hình trở
nên vô vọng, họ thúc thêm một lần nữa.
Trong rất nhiều trận đánh, giống như trong cuộc sống, hai bên tham chiến sẽ chạm
tới một điểm mà cả hai đều thấy mệt mỏi. Người nào nói: “Tôi có ý định tấn công và
đập tan chúng ngay tại đây và vào chính lúc này” thì người đó sẽ mang vinh quang
về nhà.
Đó chính là điều Obama đã làm. Không lẩn tránh, không để bị kiệt sức bất chấp kết
quả sít sao ở vòng đầu. Việc ông làm là phục hồi vào thời điểm cuối cùng. Vượt qua
thách thức và chuyển hóa ý nghĩa của nó, giành chiến thắng nhờ dựa vào nó. Ông đã
biến một sự việc tồi tệ thành “thời điểm để truyền đạt” và là một trong những bài