M
NẮM LẤY THẾ TẤN CÔNG
Những người xuất sắc nhất không phải là những kẻ ngồi đợi cơ hội đến mà là những
người nắm bắt chúng; bao vây cơ hội, chinh phục nó, và khiến nó phục vụ mình
– E. H. Chapin.
ùa xuân năm 2008, chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama lâm
nguy. Những lời nhận xét mang tính kích động của vị mục sư Jeremia
Wright đã dẫn tới một vụ tai tiếng mang tính chủng tộc, đe dọa làm hỏng
chiến dịch vận động tranh cử của ông – cắt đứt mối quan hệ mong manh mà ông đã
tạo lập được giữa cử tri da trắng và cử tri da màu vào một thời điểm quan trọng của
các vòng bỏ phiếu đầu.
Chủng tộc, tôn giáo, nhân khẩu học và những mâu thuẫn đã gộp làm một. Đó là một
thảm họa chính trị đã tiêu diệt nhiều chiến dịch tranh cử, khiến cho nhiều ứng cử
viên sợ hãi đến mức trì hoãn hành động. Phản ứng đặc thù của họ là che giấu, lờ đi,
bối rối hoặc tránh ra xa.
Dù nghĩ thế nào về quan điểm chính trị của Obama thì không ai có thể phủ nhận
điều đã xảy ra sau đó. Ông đã biến một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất trong
chiến dịch tranh cử của mình thành một cuộc tấn công bất ngờ.
Đi ngược lại những lời khuyên thông lệ, ông đã quyết định rằng ông muốn hành
động và rằng tình huống bất lợi thực ra lại là một “khoảnh khắc để truyền đạt”.
Obama đã lái sự chú ý và năng lượng xoáy quanh cuộc tranh cãi để lôi cuốn cử tọa
toàn quốc và nói thẳng với người Mỹ về chủ đề chủng tộc vốn gây chia rẽ.
Bài diễn văn, được biết đến với tên gọi “Một sự thống nhất hoàn hảo hơn”, chính là
khoảnh khắc chuyển hóa. Thay vì né tránh, Obama đã thẳng thắn đề cập mọi
chuyện. Và như vậy, ông không chỉ trung hòa cuộc tranh cãi có nguy cơ dẫn đến sự
đổ vỡ mà còn tạo ra một cơ hội để thu hút thêm nhiều cử tri. Hấp thu sức mạnh từ
tình huống tiêu cực, chiến dịch tranh cử của ông ngay lập tức đã thu được nguồn
năng lượng để đi đến tận Nhà Trắng.
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ đơn giản là nắm lợi thế từ các cơ hội trong cuộc đời, bạn sẽ