Cánh quân tiến theo đường bộ do Trắc chỉ huy, có đội cung nỏ của
Măng, các đội tượng binh của Đô Dương, các đội thân binh của Thánh
Thiên và kỵ binh của tướng Năng Tế, vòng tránh tòa đô uý trị cũ Mê Linh,
bí mật áp sát Liên Lâu.
Cánh quân tiến theo đường thủy do Trưng Nhị và Lê Chân chỉ huy, để
lại một bộ phận có nhiệm vụ bao vây và nhanh chóng tiêu diệt quân đồn trú
của Tô Định ở thành Mê Linh, còn đại bộ phận tiến theo sông Vàng, qua
thành ốc hướng về Liên Lâu hợp với cánh quân bộ của Trắc. Đồng thời ước
lệnh với các địa phương, khi thấy ba đống lửa cháy trên núi Thiên Thai, thì
tất cả đều phải đốt lửa truyền tin cho nhau tiến đánh các nơi có quân Tô
Định đồn trú, giành lấy chính quyền.
Hai cánh quân của Trắc và Nhị, đêm đi ngày ẩn, đúng đêm ba mươi
Tết thì bao vây chặt Liên Lâu, Tô Định có mắt như mù, có tai như điếc.
Mùa xuân năm 40, Tô Định sức lệnh bắt dân Liên Lâu treo đèn kết
hoa như dân Trung Nguyên và mở cổng thành cho mọi người tự do đi thăm
thú cảnh đẹp và họ hàng thân thích. Lợi dụng tình hình đó, Trưng Trắc cho
chọn những binh sĩ khỏe mạnh, dũng cảm, cải trang lọt vào thành, lót ổ,
hẹn nửa đêm ba mươi Tết thì trong đánh ra, ngoài đánh vào, quyết tâm diệt
thành Liên Lâu, bắt sống Tô Định.
Buổi chiều ba mươi Tết, gánh hát rong sau vụ Nhài bị bắt cóc, được
giao cho ả Lan chỉ huy, ung dung tiến vào thành, chắp nối tin tức, ghi nhớ
tình hình bố phòng của Tô Định rồi cử người ra ngoài báo tin cho Trắc.
Nắm được tình hình, Trắc họp các tướng, quyết định rạng sáng ngày một
Tết sẽ tấn công.
Trắc nói:
"Phép dụng binh dạy, hãy đánh vào lúc kẻ địch không ngờ nhất. Theo
điều tra của ả Lan, quân Tô Định rất chủ quan và chểnh mảng. Đây là thời