thành ngọn lửa bốc cao. Tả hữu của Tô không còn một mống, y như bị một
cơn lốc cuốn đi đâu mất.
Hồn vía Tô Định phút chốc rã nát như một chiếc mảng bị mối mọt
đục. Tô không hiểu thành Luy Lâu đầy nhóc quân sĩ, bố phòng cẩn mật, vũ
khí tối tân lại có thể sụp đổ một cách nhanh chóng đến như vậy. Tuy nhiên
Tô lại hiểu rất nhanh rằng, nếu để lọt vào tay đám Nam di, thì tất cả đi đứt
hết, cả danh vọng, cả tiền bạc mà Tô tích cóp gửi về Bắc, kể cả đám đàn bà,
tất tật.
Con đàn bà người Lê ở Chu Nhai vẫn trần như nhộng nằm ngửa trên
giường, không hề biết biến cố lớn đang đến. Tô Định lúc đó chẳng còn tâm
trí nào mà thưởng lãm cái non tơ, cái trong trẻo, sự trinh nguyên của nó
nữa. Gã vơ lấy quần áo của con đàn bà, mặc bừa vào người, theo cửa hậu,
chui tọt ra ngoài.
Đội tàn quân của Tô Định bỏ Liên Lâu, cướp thuyền tháo chạy theo
đường sông Lục Đầu, phần lớn bị đội thủy binh của Nhị đánh chìm và tiêu
diệt. Tù binh bắt được nhiều vô kể, nhưng không thấy Tô Định. Mãi sau
này người ta mới phát hiện ra, trong cơn nguy biến Tô đã cải trang thành
nữ nhân, cướp một chiếc thuyền nan, giả làm thuyền chài nên đi lọt.
Trắc tiến vào Liên Lâu, dân chúng đổ hết ra đường đón mừng. Tin
thắng trận từ Bắc Đới, từ Mi Thử, từ An Biên, từ Sơn Nam... liên tiếp báo
về. Trắc họp các tướng sĩ thân cận, thân cận, nghe Trùm Lí báo tin mật từ
Trường Sa quốc, bọn cai trị người Hán ở hồ Động Đình thi nhau sắm
thuyền bè chuẩn bị trốn ra các đảo.
Trắc cầm tay Nhị nói:
"Em ơi, vậy là chị cũng đã trả được thù chồng!"
Ít lâu sau, sau khi ổn định cuộc sống của dân chúng thành Liên Lâu,
Trắc cho miễn mọi khoản đóng góp, cống nạp do chế độ cũ đòi hỏi, an ủi