Đây là lý do vì sao một số cha mẹ tỏ ra rất khó hiểu: “Con của tôi lúc ở
trường là viên ngọc sáng, vì sao bước ra xã hội lại biến thành hạt cát có tài
nhưng không gặp thời?” Thực ra, lý do rất đơn giản, yếu tố thành công ở
trường và ngoài xã hội không giống nhau. Ngược lại, một số trẻ tỏ ra rất bình
thường khi ở trường nhưng sau khi bước ra khỏi xã hội lại thành công, bố mẹ
cũng nở mày nở mặt. Nói cách khác, định nghĩa “thành công” sẽ thay đổi tùy
theo thời gian và không gian.
Trẻ đi học mười, hai mươi năm, làm việc ba mươi, bốn mươi năm, cuộc
sống sau khi nghỉ hưu chủ yếu phụ thuộc vào việc làm. Vì thế những người
làm cha làm mẹ cần phải hiểu điều đó. Trẻ vẫn phải học, suy cho cùng đó là
điểm khởi đầu để bước vào xã hội. Chúng tôi cũng không hy vọng điểm khởi
đầu này quá thấp. Nhưng chúng ta nhất định phải biết rằng sau khi trẻ bước
vào xã hội, điều có thể khiến cho chúng thành công chính là phẩm chất thành
công chứ không phải khả năng thi cử hay cầm kỳ thi họa.
Bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ nhất định phải nhân lúc trẻ còn
nhỏ, như vậy mới thu được hiệu quả cao. Tốt nhất là đặt cơ sở vững chắc bảy
phẩm chất thành công này cho trẻ trước 10 tuổi, để trẻ có thể tiến bước trên
con đường thành công. Tục ngữ nói “Đường xa mới biết sức ngựa”, bồi
dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ khi trẻ còn nhỏ chính là để chúng có đủ
sức thể hiện tài năng của mình trên đường đời rộng lớn.
MỖI THỜI ĐẠI ĐỀU CÓ THẾ HỆ "GÀ CÔNG NGHIỆP"
“Thế hệ “gà công nghiệp“ là cách gọi tiêu cực của xã hội danh cho với thế
hệ sinh nửa sau những năm 80”. Trên mạng có không ít những người trẻ tuổi
thuộc độ tuổi này phản đối, nói rằng đây là sự kỳ thị của những thế hệ cao
tuổi với thế hệ trẻ. Chúng ta cùng xem định nghĩa về thế hệ “gà công
nghiệp“:
♥
Khả năng chịu đựng áp lực kém.
♥
Khả năng khắc phục trở ngại kém.
♥
Mức độ ổn định thấp.
♥
Học lực cao nhưng khả năng thực hành kém.
♥
Chú trọng bề ngoài, vật chất và hưởng thụ.