TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 221

chất thành công là rất cần thiết nhưng cũng có phụ huynh tỏ ra không yên
tâm: “Nhưng giáo viên nói, thiếu một điểm là có thể mất đi rất nhiều nguyện
vọng!”

Tôi phải làm rõ một điều là tôi không chủ trương “học tập không quan

trọng”. Trên thực tế, học lực là điểm khởi đầu để trẻ bước vào xã hội. Nhưng
cho dù có học lực giỏi làm điểm khởi đầu thì cũng không có nghĩa là trẻ sẽ
thành công trong xã hội. Ví như Bill Gates đã nói: “Ở trường, giáo viên sẽ
giúp bạn học tập nhưng khi bạn làm việc thì không. Nếu bạn cho rằng giáo
viên ở trường yêu cầu rất nghiêm khắc, đó là bởi bạn vẫn chưa đi làm ở công
ty. Nếu công ty không nghiêm khắc với bạn thì bạn sẽ thất nghiệp”. Muốn trẻ
thích ứng với xã hội cạnh tranh kịch liệt, muốn chúng nổi bật mà chỉ có học
tập thì không đủ. Bố mẹ cần phải bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất thành công
cho trẻ, đó mới là sự giúp đỡ tốt nhất.

Hơn nữa, bồi dưỡng phẩm chất thành công không có nghĩa là thành tích

của trẻ sẽ kém đi. Ngược lại, thành tích của trẻ sẽ khá hơn. Vì sao ư? Một vị
học giả đã nói: “Trong các ví dụ mà người viết đã nghiên cứu, rất nhiều đứa
trẻ chuyển bại thành thắng đều cho rằng trước đây thành tích của chúng
không tốt là vì thiếu động lực, cho rằng học tập là vì bố mẹ, thầy cô. Nhưng
khi chúng ý thức được học tập là trách nhiệm của mình, cho chính mình chứ
không phải vì người khác. Như vậy chúng sẽ trở nên tích cực, chăm chỉ,
thành tích cũng vì thế mà tiến bộ hơn”.

Vị giáo sư này còn nói: “Những đứa trẻ bị động, thích dựa dẫm, lúc nào

cũng cần phải đốc thúc, giúp đỡ, một khi mất đi những thứ này thì việc học
tập sẽ không có hiệu quả, thành tích cũng giảm sút. Khi không có người giúp
đỡ sẽ không biết phải làm thế nào. Sở dĩ trẻ bị động, ỷ lại, một phần là do bố
mẹ tạo nên. Ví dụ như khi trẻ học bài, bố mẹ đứng bên cạnh giám sát, hướng
dẫn. Sau khi trẻ làm xong bài tập ở nhà lại giao cho một đống bài làm thêm.
Bố mẹ quản lý quá nghiêm, thường dùng mệnh lệnh…”

Nếu bạn áp dụng phong cách giáo dục quyền thế thì những sự việc trên sẽ

không xảy ra. Vì thế, rèn luyện phẩm chất thành công cho trẻ thực ra cũng là
cách để điều chỉnh thái độ học tập không đúng đắn của trẻ.

Ông cũng chỉ ra rằng: “Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra với 128 học

sinh có năng lực nhưng biểu hiện không tốt, trong các nguyên nhân dẫn đến
thành tích không tốt, không chăm chỉ là nguyên nhân quan trọng. Trong đó
có 75,3% học sinh biểu hiện không tốt là vì chưa nỗ lực, 14,2% học sinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.