thế nào, giám đốc nên khích lệ anh, để anh có thể tiếp tục kiên trì.
Đến giai đoạn ba, có lúc Thành đã có thể đảm đương công việc nhưng
thỉnh thoảng vẫn tỏ ra không như ý. Lúc ấy giám đốc không cần dặn dò tất cả
mọi việc, thậm chí có thể bảo Thành dự định làm như thế nào. Nói cách khác,
giám đốc có thể bắt đầu giao quyền cho Thành. Nhưng vì Thành chưa đủ tự
tin, nên lúc cần giám đốc cũng nên khích lệ tinh thần cho Thành. Đến giai
đoạn bốn, Thành đã có tiến bộ rõ rệt về năng lực và mong muốn trong công
việc. Những việc giám đốc giao cho Thành có thể làm tốt. Giám đốc không
cần phải kiểm tra công việc của Thành, cũng không cần phải khích lệ cậu, bởi
Thành đã có đủ tự tin và năng lực. Đây chính là uy lực của lãnh đạo theo tình
huống (situational leadership). Căn cứ vào khả năng và mong muốn của nhân
viên, giám đốc sẽ điều chỉnh phong cách lãnh đạo.
Chúng ta biểu thị tâm lý của Thành bằng sơ đồ sau: