một số hành vi không nên làm, sau đó dẫn dắt trẻ suy nghĩ, tìm ra phương
pháp để điều chỉnh tâm trạng tiêu cực): “Thành, con có biết làm như vậy
(đánh nhau) là hành vi không tốt không?” (Thành cúi đầu không nói gì).
“Thành, nếu con bị đánh, con có vui không?” (Thành lắc đầu).
“Thành, chẳng phải bình thường con và Hưng rất thân nhau không? Vậy
thì chúng ta thử xem xem có thể không cần đánh Hưng mà vẫn có thể giải
quyết được vấn đề, được không?” (Thành gật đầu).
Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề (hỏi trẻ hy vọng đạt được kết quả như
thế nào với vấn đề trước mắt):
“Thành, bây giờ con hy vọng giải quyết vấn đề này như thế nào?”
“Con muốn Hưng rời khỏi nhà mình”.
“Vì sao? Có phải vì con muốn chơi với cô không?”
Thành gật đầu.
Suy nghĩ những phương án có thể (Cùng trẻ tìm ra phương hướng giải
quyết):
“Thành, con muốn chơi với cô, nhất định phải bắt Hưng về sao?”
Thành nghĩ một lúc rồi nói: “Cũng không nhất định. Hưng có thể ở lại nhà
mình, nhưng không được chơi với cô”.
“Thành, cô có thể chơi với một mình con, có phải là cũng có thể chơi với
cả hai người không?”
Thành nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu chúng con chơi trốn tìm thì có thể chơi
ba người”.
Dự đoán các phương án giải quyết:
“Thành, theo con nên làm thế nào?” Thành im lặng suy nghĩ.
“Bảo Hưng về, có phải là Hưng sẽ rất buồn không? Bạn ấy đến chơi với
con mà”. Thành gật đầu.
“Mời Hưng ở lại nhà chúng ta, nhưng con lại muốn chơi với cô, như thế có
phải Hưng sẽ rất chán không?” Thành gật đầu.
Giúp trẻ lựa chọn một phương án: