TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 235

Đáp án tham khảo

Bước 1: Quan sát cảm xúc của trẻ

Quan sát tình hình sinh hoạt của trẻ: Gần đây cô họ của Thành đến sống ở

nhà Thành. Thành rất thích chơi với cô của mình.

Quan sát cảm xúc qua những trò chơi tưởng tượng: Nói chuyện với con

gấu bông mà Thành thích nhất. Đưa con gấu bông cho Thành, hỏi gấu bông:
“Vì sao hôm nay chủ nhân của bạn lại đánh người bạn thân nhất của mình là
Hưng? Tôi cảm thấy rất khó hiểu?” Có thể Thành sẽ nói với gấu bông: “Vì
Hưng chơi với cô của Thành. Thành đã bảo Hưng không được chơi với cô
nhưng Hưng không nghe lời của Thành”.

Quan sát những biểu hiện bất an trong hành vi: Hôm nay hành vi của

Thành có chút bất thường, cười ít hơn, dễ tức giận, tâm trạng không ổn định.

Bước 2: Giáo dục cảm xúc

Mặc dù xét về bề ngoài, đây không phải là một việc làm tích cực nhưng tôi

cảm thấy đây cũng là một cơ hội để tôi có thể dạy trẻ đạo lý: Khi mâu thuẫn
với bạn bè, không nhất định dùng cách đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn.

Bước 3: Lắng nghe bằng sự đồng cảm

Kiên nhẫn hỏi trẻ: “Thành, con sao thế? Nói cho mẹ biết được không?“

Nghiêm túc lắng nghe câu trả lời của trẻ: “Con ghét Hưng”.

Khích lệ trẻ nói tiếp, sau đó hỏi: “Sau đó thì sao? Sau này thì sao? Nói cho

mẹ nghe nào”.

Thành nói nhiều hơn: “Hưng chỉ chơi với cô, con hy vọng Hưng nhanh

chóng rời khỏi nhà mình”.

Bước 4: Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc

Dùng những từ ngữ đơn giản để miêu tả cảm xúc của trẻ, hỏi trẻ: “Có phải

con thấy rất tức giân không? Có phải con nghĩ rằng Hưng lấy mất cô của
mình không?” (Thành gật đầu).

Bước 5: Giải quyết vấn đề và đề ra quy tắc

Đề ra quy tắc đối với những hành vi không đúng đắn (Để trẻ biết rằng có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.