TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 30

dù mình muốn nhưng bây giờ không thể được. Đây chính là “nguyên tắc hiện
thực”: Kích thích phải được kéo dài đến lúc thích hợp mới được thỏa mãn.
Nếu ngay cả điều này mà một đứa trẻ 10 tuổi không làm được thì thật sự rất
đáng lo. Mặc dù bố mẹ rất yêu Hồng Anh, nhưng nếu Hồng Anh cứ như thế
này thì sau này có giám đốc nào muốn nhận cô bé vào làm? Vì thế, mặc dù
bố mẹ đối xử ôn hòa với người khác nhưng lại chưa thể kịp thời điều chỉnh
sai lầm của trẻ, thuận theo ý muốn của trẻ mà cản trở sự phát triển của ý thức
“tự ngã”, để mặc cho “bản ngã” chi phối.

Thế nào là “siêu ngã”? “Siêu ngã“ được phát triển từ việc đáp lại sự khen

thưởng hay trừng phạt của bố mẹ. Lúc đầu bố mẹ dùng khen thưởng và trừng
phạt để khống chế hành vi của con, sau đó trẻ đưa tiêu chuẩn của bố mẹ vào ý
thức “siêu ngã” của mình, hình thành quan điểm đạo đức chi phối hành vi của
mình. “Siêu ngã” có quan trọng với tương lai của trẻ không? Đáp án chắc
chắn là có. Nếu bạn có một đồng nghiệp có tiêu chuẩn phê phán hành vi đúng
hay sai không giống với mọi người, ví dụ anh ta cho rằng nói lời không giữ
lời không phải là chuyện gì nghiêm trọng, thường xuyên lật lọng, nói một
đằng làm một nẻo, vậy thì bạn có dám tin tưởng anh ta không? Những người
không được tin tưởng có thể thành công trong công việc được không?

Vì thế, nếu bố mẹ không dạy dỗ trẻ một cách đúng mực, trẻ sẽ thuận theo

“bản ngã” của mình, không thể phát triển ý thức “tự ngã” và “siêu ngã” cần
thiết để thích ứng với xã hội. Cho nên, ngoài giáo dục bằng hành động, dạy
dỗ một cách thích hợp cũng là một khâu không thể thiếu trong thành công
của trẻ.

Giống như hồi ấy tôi và vợ tôi giáo dục các con. Mặc dù giáo dục theo

phương thức dân chủ nhưng với những chuyện không thể thỏa hiệp, chúng tôi
sẽ không dễ dàng nhượng bộ. Ví dụ quan niệm về tiền bạc. Mặc dù con cả,
con thứ hai rất hiểu chuyện, từ nhỏ đã không tiêu tiền bừa bãi nhưng đứa thứ
ba lại bị những món đồ chơi mới lạ thu hút. Vợ tôi phát hiện nó không thể tiết
kiệm giống như hai chị, thế nên đã đưa con bé đến ngân hàng mở tài khoản.
Mỗi lần con được điểm cao trong kỳ thi, chúng tôi lại thưởng cho cháu một
khoản tiền để gửi vào ngân hàng, đồng thời khích lệ con tiết kiệm. Mỗi lần có
lãi, con bé tỏ ra rất vui khi thấy tiền trong thẻ tăng lên. Nhờ cách này, dần
dần con bé có thể khống chế được ham muốn mua đồ của mình. Nó bắt đầu
hiểu cách tận hưởng cảm giác thành công khi kiềm chế ham muốn mua đồ,
tăng cường khả năng “tự ngã” của bản thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.