TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 36

nhất trong quản lý con cái”.

Một điều cần chú ý ở đây là Robert Noyce cũng nhắc tới sự tồn tại của

“thúc đẩy tiêu cực”. Ông lấy một ví dụ như sau: “Thông thường mà nói, nếu
cấp trên dùng quá nhiều mệnh lệnh có tính áp đặt (cho dù ông ta có thật sự
hiểu hay không), sẽ hình thành tác động tiêu cực, có thể cấp dưới sẽ bắt đầu
trở nên rụt đầu rụt cổ, dần dần mất đi trực giác giải quyết vấn đề mà chuyển
sang nhờ cấp trên giúp đỡ. Nếu việc này trở thành vòng tuần hoàn ác tính,
việc sản xuất sẽ giảm sút. Sự can thiệp của cấp trên dĩ nhiên chính là thúc đẩy
tiêu cực”.

Robert Noyce cùng nhắc đến “phương pháp trữ hàng”. Ông cho rằng một

người quản lý giỏi phải tích trữ vài “thương vụ”, một vài “thương vụ” chưa
cần hoàn thành ngay. Bởi vì nếu không như vậy, có thể người quản lý sẽ có
thời gian rảnh rỗi, muốn can thiệp vào công việc của nhân viên. Điều này
nghe có vẻ cũng rất quen thuộc. Có những bố mẹ coi việc giáo dục con cái là
sự nghiệp lớn, xuất phát điểm là rất tốt nhưng nếu can thiệp quá nhiều, trẻ sẽ
mất đi tính tự chủ. Vì thế “bố mẹ trực thăng” cũng phải hiểu cách bồi dưỡng
hứng thú của mình, không nên tập trung toàn bộ tinh thần vào con cái, nếu
không sẽ gây áp lực quá lớn cho chúng.

Nói một cách thẳng thắn, sự trưởng thành của trẻ giống với quá trình của

cuộc đời, rất khó “kinh doanh”. Lập trước kế hoạch cho cuộc đời ư? Năm
năm sau sẽ ra sao, mười năm sau sẽ như thế nào... Điều này rất khó dự đoán
bởi vì biến cố quá nhiều. Vì thế bạn chỉ có thể hy vọng, mong ước, sau đó
vẫn phải bắt tay vào làm. Việc giáo dục trẻ cũng vậy, mặc dù bạn cũng có
những kỳ vọng đối với trẻ nhưng bạn cũng phải tôn trọng suy nghĩ và hứng
thú của trẻ. Tôi từng nghe nói có một người mẹ muốn con gái mình lấy một
anh bác sĩ mà cô không yêu, chỉ vì hy vọng có thể mở một bệnh viện gia
đình. Tôi nghe mà thấy buồn cho cô con gái. Nếu bạn thật sự yêu con của
mình thì nhất định phải tôn trọng con. Cho dù con đường sau này của chúng
như thế nào thì chí ít cũng phải dạy nó một vài khả năng cơ bản để nó có cách
sinh tồn, phấn đấu trong xã hội. Đây mới là những người bố người mẹ biết
yêu thương con thật sự. Không nên chú trọng vào những hoạt động thúc đẩy
tiêu cực, bắt đầu từ bây giờ, hãy làm những hoạt động với tỷ lệ đòn bẩy cao.

Robert Noyce còn nói với người quản lý rằng: “Nhất định phải nhớ rằng

thời gian của bạn có hạn. Khi bạn tiếp nhận một nhiệm vụ cũng là lúc bạn từ
chối một việc khác”. Câu nói này rất có lý. Nếu bố mẹ chú trọng quá mức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.