TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 38

quá mức, chúng ta có thấy rằng: Khi “mức độ trưởng thành” của Hồng Anh
giảm thấp, thì “mức độ can thiệp” của bố mẹ cô bé cũng ở mức quá thấp,
phương thức phối hợp như vậy không mang lại hiệu suất. Thay vào đó, khi
Hồng Anh còn nhỏ, bố mẹ nên từng bước dẫn dắt Hồng Anh, để cô bé dần
dần quen với những lễ nghi cần thiết. Sau khi chúng trở thành thói quen thì
có thể giảm dần mức độ can thiệp.

Khi trẻ vừa chào đời mà đã áp dụng phong cách giáo dục “tự do buông

thả” thì chỉ gây hại cho trẻ. Có người quản lý vì muốn thực hiện phương pháp
không can thiệp của mình, không hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên mới vào
làm, kết quả là cuối cùng xảy ra chuyện thì muốn sửa sai cũng đã quá muộn.

Cũng có bố mẹ không bồi dưỡng, giáo dục trẻ. Đến ba, bốn mươi tuổi rồi

bố mẹ vẫn không ngừng can thiệp, không cho con cơ hội trưởng thành. Như
thế “trẻ“ sẽ rất khó thành công trong xã hội. Những người bố người mẹ như
thế này có ham muốn khống chế con rất lớn. Mặc dù đã thành công trong
việc khống chế con cái, nhưng sự phát triển của trẻ cũng bị khống chế một
cách nghiêm trọng. Những trẻ thích chống đối sẽ xa lánh bố mẹ, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quan hệ gia đình. Vì thế, những bố mẹ thông minh sẽ biết
cách từ từ bồi dưỡng mức độ trưởng thành của trẻ, từ từ buông tay để trẻ
trưởng thành độc lập.

Robert Noyce nói: “Khi mức độ thành thạo của nhân viên đạt tới đỉnh cao,

anh ta đã hoàn thành việc rèn luyện. Lúc ấy động lực làm việc của anh ta sẽ
xuất phát từ động lực khao khát thực hiện bên trong con người anh ta. Đây
chính là giới hạn mà một người quản lý tìm mọi cách để theo đuổi”.

Cũng như vậy, khi mức độ trưởng thành của trẻ đạt tới đỉnh cao, trẻ đã

hoàn thành việc rèn luyện. Lúc này động lực của cuộc đời chúng sẽ xuất phát
từ động lực khao khát thực hiện bên trong con người chúng. Đây chính là
giới hạn mà những bậc cha mẹ thông minh tìm cách để theo đuổi.

Những lý luận mà Robert Noyce nói tới thực ra rất giống với sự phát triển

của mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Ông cho rằng trẻ dần dần lớn lên,
phong cách giáo dục của bố mẹ cũng cần thay đổi theo mức độ trưởng thành
của trẻ. Có điều Robert Noyce cũng nói bố mẹ cần chú ý đến một điểm, đó là:
“Khi mức độ trưởng thành của trẻ đạt tới một mức nhất định, nó có thể sẽ rời
bỏ quê hương đến nơi khác học tập. Khi ấy, mối quan hệ giữa bố mẹ và con
cái lại thay đổi. Bố mẹ chỉ đứng bên cạnh quan sát cuộc sống của con, nhưng
nếu hoàn cảnh của trẻ đột ngột thay đổi, trong khi mức độ trưởng thành của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.