TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 39

nó chưa đủ để ứng phó thì phong cách giáo dục của bố mẹ phải quay về với
giai đoạn trước đó”.

Cuối cùng Robert Noyce tổng kết: “Phong cách quản lý không phải là

tuyệt đối, chủ yếu là dựa vào mức độ thành thạo của nhân viên để quyết định
phong cách lãnh đạo nào có hiệu suất. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho
người nghiên cứu không tìm ra được phương pháp quản lý ưu việt nhất. Bởi
vì cùng với sự khác nhau của môi trường làm việc, mọi thứ đều có thể thay
đổi theo từng ngày, thậm chí từng giờ, từng phút”.

Cũng như vậy, phong cách giáo dục cũng không phải là tuyệt đối, chủ yếu

là dựa vào mức độ trưởng thành của trẻ để quyết định phương pháp nào có
hiệu suất. Nếu biết cách vận dụng lý luận của Robert Noyce, bố mẹ có thể
nắm được mức độ can thiệp hợp lý đối với con cái, đạt được mục tiêu giáo
dục đòn bẩy.

Bảng tổng kết phương pháp giáo dục đòn bẩy

Trình tự giáo

dục

Quan niệm trọng tâm

Chiến lược
(strategy)

1. Chú trọng hiệu quả (effectiveness), xác định mục tiêu chính xác, hiệu quả, làm
những việc đúng đắn, có ích.
2. Tập trung vào hoạt động quản lý đòn bẩy, cũng chính là phương trình thành công
của trẻ chứ không chỉ học tập và bồi dưỡng năng khiếu.

Thực hiện
(execution)

1. Chú trọng hiệu suất (efficiency), đạt được mục tiêu bằng phương pháp hữu hiệu
nhất.
2. Bắt đầu công tác giáo dục sớm nhất có thể, kết hợp giáo dục bằng hành động và dạy
dỗ.
3. Căn cứ vào mức độ trưởng thành của trẻ để điều chỉnh phương pháp quản lý và mức
độ can thiệp.
4. Biết cách vận dụng cơ chế quản lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.