TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 60

không thi đỗ vào nguyện vọng một đúng không?” Con gái gật đầu, nỗi lo
lắng như được xoa dịu bởi cháu thấy tôi có thể hiểu được cảm giác của mình
(Bước thứ tư: Giúp con biểu lộ cảm xúc).

Tôi nói tiếp: “Con thường đứng thứ nhất, lễ tốt nghiệp năm nay con có thể

nhận được giải thưởng của thành phố, đúng không?” Con gật đầu. “Mỗi khóa
trường trung học của chúng ta ít nhất có ba, bốn học sinh thi đỗ nguyện vọng
một, đúng không?” Con gật đầu. “Vậy con có nghĩ mình sẽ là một trong số
đó không?” Con tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Có lẽ sẽ là một trong số đó ạ!”
Sau đó, tôi phân tích ưu điểm của hai sự lựa chọn cho con nghe: “Không sao,
con chuyển sang trường dân lập, với khả năng của con nhất định có thể đỗ
nguyện vọng một. Nếu con ở lại trường bên này, với khả năng của con, con
cũng có thể thi đỗ nguyện vọng một. Trong đó điểm khác biệt duy nhất là nếu
con sang đó học thì phải ở ký túc xá của trường, bố mẹ không thể ở bên cạnh
con. Chẳng phải con thích nhất là ăn cơm mẹ nấu sao? Hơn nữa bố sợ là
trường bên ấy không chú trọng phát triển toàn diện, suốt ngày chỉ chạy theo
thành tích, có thể con sẽ thấy không vui. Con có muốn suy nghĩ lại không?”
(Bước thứ năm: Giải quyết vấn đề và đề ra quy tắc).

Con gái tỏ ra rất đồng tình với lời nói của tôi. Mấy hôm sau nó chủ động

đến tìm tôi: “Bố ơi, bố nói rất có lý, con quyết định học ở đây. Con tin là ở
đây con cũng có thể thi đỗ nguyện vọng một”. Tôi mỉm cười gật đầu. Nhờ
vào tinh thần phấn đấu không biết mệt mỏi, ba năm sau con gái đã thuận lợi
thi đỗ vào trường cấp ba công lập.

Qua kinh nghiệm thực tế của tôi, có phải bạn nghĩ rằng năm bước hỗ trợ

tâm lý rất có hiệu quả? Từ bước một đến bước bốn chủ yếu là xử lý vấn đề
cảm xúc của trẻ. Nhờ có sự đồng cảm của bố mẹ, tâm trạng của con cái được
chia sẻ và được khống chế ở một mức độ nào đó. Thông thường, bố mẹ thuộc
phong cách giáo dục buông thả nhiều nhất là làm đến bước thứ tư. Nếu muốn
thêm một bước nâng sang phong cách giáo dục quyền thế thì phải thực hiện
bước thứ năm. Trong khi đó, bố mẹ thuộc phong cách giáo dục độc tài sẽ trực
tiếp đến bước thứ năm. Tâm trạng của trẻ không được bố mẹ hiểu và chia sẻ,
suy nghĩ của bố mẹ và suy nghĩ của trẻ tách rời nhau, rất dễ khiến trẻ mất tự
tin. Nếu bố mẹ áp đặt suy nghĩ của mình với trẻ thì trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh,
chống đối. Vì thế, nếu có thể thực hiện năm bước kể trên thì sẽ rất có lợi cho
việc bồi dưỡng phong cách giáo dục quyền thế, đưa trẻ đến con đường thành
công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.