TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 59

một số hành vi không đúng đắn, sau đó dẫn dắt trẻ suy nghĩ một vài phương
pháp thích hợp để điều chỉnh tâm trạng tiêu cực.

Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề: Hỏi xem trẻ mong muốn có được

kết quả như thế nào đối với vấn đề trước mắt.

Suy nghĩ những phương án giải quyết có thể: Cùng trẻ suy nghĩ tìm ra

cách giải quyết.

Dự tính các phương án giải quyết: Hỏi trẻ về từng phương án giải quyết:

“Phương pháp này có hiệu quả không?”, “Phương pháp này có ảnh hưởng gì
tới người khác?”

Giúp trẻ chọn một phương án giải quyết: Có thể dựa vào bước đánh giá

trên để dẫn dắt trẻ chọn ra phương án giải quyết cuối cùng.

Tôi còn nhớ hồi con gái thứ hai của mình học lớp sáu, cháu chủ động yêu

cầu tôi cho học ở một trường dân lập khá nổi tiếng nhưng lại cách xa nhà.
Như thế cháu sẽ buộc phải sống ở ký túc của trường. Tôi không muốn con
còn nhỏ như thế mà đã phải rời xa mái nhà ấm áp. Hơn nữa, ngôi trường này
chỉ chú trọng đến thành tích học tập, không chú trọng phát triển toàn diện.
Trẻ chỉ chạy đua theo thành tích, lại thiếu sự quan tâm của bố mẹ, cho dù có
nâng cao thành tích thì vẫn không có lợi cho sự phát triển sau này. Vì thế tôi
hy vọng con có thể học ở trường quốc lập. Nhưng tôi cũng thấy được mong
muốn tha thiết của con. Hồi ấy, tôi chưa đọc cuốn Bí quyết nâng cao chỉ số
EQ cho trẻ
nhưng có thể nói cách nói chuyện của tôi với con gái khá giống
với năm bước hỗ trợ cảm xúc đã nêu ở trên.

Tôi biết con gái yêu cầu như vậy là bởi nó là một đứa rất có chí, tích cực

vươn lên (Bước thứ nhất: Quan sát tâm trạng của trẻ). Đây là một phẩm chất
tốt, tôi rất thích phẩm chất ấy nhưng tôi không hy vọng tầm mắt của con chỉ
hạn chế ở mục tiêu của bản thân. Tôi hy vọng con có thể suy nghĩ một cách
toàn diện (Bước thứ hai: Giáo dục cảm xúc).

Con gái nói: “Con sợ không thi đỗ nguyện vọng một, vì thế muốn chuyển

đến đó. Tỷ lệ đỗ ở đó rất cao, không giống với khóa của bọn con ở bên này,
chỉ vài người có thể đỗ nguyện vọng một”. Vì lắng nghe con nói nên tôi hiểu
được lo lắng và phiền muộn của con (Bước thứ ba: Lắng nghe bằng sự đồng
cảm).

Tôi nói: “Vì thế con mới muốn sang đó học, đúng không? Vì con lo lắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.