TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 66

không kìm nén trí tò mò của con, để con có hứng thú với học tập, đồng thời
cũng coi con là những cá thể hoàn chỉnh, dạy con lựa chọn phương hướng,
học cách chịu trách nhiệm với mình, đồng thời cho con có đủ không gian để
phát triển”.

Đây chính là sức mạnh của quyền lực mềm. Nhìn thì có vẻ mềm yếu

nhưng lại có sức mạnh khơi dậy trẻ phấn đấu vươn lên.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÓ GÌ
KHÔNG TỐT?

Các nhà tâm lý học chia phương pháp giáo dục của bố mẹ thành bốn loại

sau:

1. Khẳng định quyền lực (power assertion) hình thái 1: Trừng phạt, đặc

biệt là trừng phạt thể xác.

2. Khẳng định quyền lực hình thái 2: Dùng phần thưởng thay đổi hành vi

của trẻ.

3. Không có tình yêu (love withdrawal): Từ chối, cô lập trẻ.

4. Dạy dỗ khuyên bảo (inductive reasoning): Dùng lý lẽ thay đổi hành vi

của trẻ.

Căn cứ vào lý luận quyền lực mềm, quyền lực cứng, chúng ta có thể phán

đoán từ loại thứ nhất đến loại thứ ba thuộc quyền lực cứng. Còn loại thứ tư
thuộc phạm trù của quyền lực mềm. Căn cứ vào cách nhìn của các nhà tâm lý
học, nếu sử dụng ba phương pháp giáo dục đầu thì sẽ gây ra những hậu quả
sau:

Cái giá của sự trừng phạt nghiêm khắc

Trừng phạt, đặc biệt là trừng phạt thể xác rất dễ khiến trẻ học được một

điều là hành vi công kích có thể giúp ta đạt được nguyện vọng của mình. Bởi
vì bố mẹ đã dùng phương pháp này để ngăn cấm hành vi của chúng. Trẻ dễ
có khuynh hướng bạo lực hoặc độc đoán. Sau này, khi gặp vấn đề gì sẽ căn
cứ vào cách thức bố mẹ đối xử với mình để giải quyết, ảnh hưởng tiêu cực
đến thành công trong tương lai. Đồng thời điều đó cũng khiến trẻ oán hận bố
mẹ, ảnh hưởng đến quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Trẻ cũng sẽ giấu giếm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.