TRƯỚC 10 TUỔI - THỜI KỲ VÀNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA TRẺ - Trang 67

việc mình làm, thậm chí nói dối để không bị trừng phạt.

J. Donald Walters đã nói: “Sử dụng ‘chiếc gậy’ một cách tùy ý sẽ làm tổn

thương điều tốt đẹp nhất trong bản tính của trẻ, đó là sự tin tưởng. Theo cách
nghĩ của tôi, sự tổn thương ấy thậm chí còn hơn cả việc để mặc trẻ, để chúng
chìm đắm trong sự ương bướng của mình. Một khi mất đi sự tin tưởng, sau
này lớn lên có thể trẻ sẽ hận đời. So với những người được tôi luyện qua sự
trừng phạt, những người biết tin tưởng và có thể tin tưởng sức mạnh của tình
yêu sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc đời”.

Dĩ nhiên, không có nghĩa là bố mẹ hoàn toàn không thể trừng phạt trẻ. Nếu

trẻ bắt nạt các em, trước tiên phải tìm hiểu lý do, dùng cách khuyên bảo để
thay đổi trẻ. Nếu những lời nói có hiệu quả thì không cần trừng phạt. Nếu trẻ
chỉ hy vọng bố mẹ chú ý nhiều hơn đến mình thì cũng có thể nói chuyện
được. Nhưng nếu trẻ có động cơ không tốt và khăng khăng làm theo ý mình
thì trước tiên bố mẹ hãy nói cho trẻ biết quy tắc (Nếu còn đánh em thì một
tuần không được xem phim hoạt hình), nếu lần sau tái phạm sẽ trừng phạt.
Nói cách khác, có thể hiểu được nguyên nhân và tìm cách giải quyết, sau đó
là đề ra quy tắc để trẻ có sự chuẩn bị tâm lý. Không nên chưa nói cho trẻ biết
đây là hành vi sai trái mà đã trừng phạt trẻ.

Một điều vô cùng quan trọng trong trừng phạt trẻ là không được can thiệp

và tấn công thể xác. Phải để cho trẻ biết bạn trừng phạt trẻ (ví dụ úp mặt vào
tường hoặc không được xem hoạt hình) không phải là bạn không yêu trẻ mà
là căn cứ vào hành vi không đúng đắn của trẻ, tạm thời lấy đi một phần thú
vui của trẻ. Như thế trẻ mới biết phải thay đổi mình như thế nào, không để trẻ
hiểu lầm là bố mẹ tức giận vì mình, làm tổn thương đến tâm lý của trẻ.

Tôi quen một người bạn, hồi nhỏ anh ấy vô tình làm đổ sữa đậu nành. Vì

chuyện đó mà bà mẹ nổi trận lôi đình. Anh ấy cảm thấy rất vô lý vì không
phải mình cố tình, hơn nữa đã xin lỗi mẹ. Anh ấy đã rút ra lý luận từ kinh
nghiệm của bản thân: “Tôi trừng phạt con là vì động cơ của nó không tốt chứ
không phải là hành vi sai sót của nó. Như thế trẻ mới điều chỉnh một phần
không tốt trong nhân cách, trở thành người chính trực, tâm hồn nhỏ bé mới
không bị tổn thương”. Luận điểm này đáng được đưa ra để mọi người tham
khảo. Không được tùy tiện trừng phạt những hành vi sai trái của trẻ, ngược
lại, chúng ta phải tìm hiểu động cơ của trẻ, sau đó mới quyết định có cần
trừng phạt không.

Cái giá của việc khen thưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.