ngân khố hoàng cung đời Đường. Trên thỏi vàng còn khắc tên hiệu của đại
nội năm ấy; Một chiếc chứa sừng tê giác mà nước Xiêm La cống nộp, đều
to dày khoảng một tấc; Một chiếc khác chứa nanh loài Hải Tượng, trắng
ngần sáng bóng; Còn có một chiếc bọc kín mít. Bên trong toàn là trầm
hương cống lễ phẩm chất tuyệt vời, dùng cả đời không hết. Rương vừa mở
ra, đã ngửi thấy một làn hương thơm ngát; Hai chiếc rương còn lại thì: Một
chiếc chứa một cái mũ phượng, thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Mỏ phượng
ngậm một dãy mười chín viên ngọc. Ngọc sáng bóng loáng và trơn nhẵn,
vừa nhìn đã biết là tuyệt phẩm hiếm thấy; Đồ trong chiếc rương cuối là ít
nhất, chỉ có ba thứ bằng ngọc là vòng tay, nhẫn và bội (5). Song cặp mắt
tinh tường của Lang tiên sinh cho biết, chỉ e giá trị của ba thứ đồ bằng ngọc
này lại là lớn nhất trong cả sáu chiếc rương.
Lang tiên sinh là một nam nhân gầy gò, mặt mày trắng trẻo. Y bình
tĩnh nhìn những đồ vật trên bàn. Dẫu nói giá trị của chúng không nhỏ,
nhưng phản ứng của y chẳng kích động. Trường An Duyệt có quy tắc của
Trường An Duyệt. Y nhẹ mỉm cười, hỏi:"Đây là hàng hóa mà phu nhân
muốn gửi đi ư?"
Rồi y khẽ thở dài, nói tiếp:"Xin lỗi, Trường An Duyệt chúng tôi chưa
từng nhận tác tiêu trực tiếp từ khách hàng. Chúng tôi chỉ làm bảo tiêu cho
các tiêu cục. Hay là, phu nhân thu lại mọi thứ rồi tìm tiêu cục khác đi."
Quả phụ nọ tên là Bùi Hồng Linh. Nàng im lặng liếc nhìn châu báu
của sáu chiếc rương trên bàn – Đã bao nhiêu năm rồi nhỉ? Tròn mười một
năm. Suốt thời gian ấy, nàng chưa từng mở sáu chiếc rương ra. Mười một
năm trước, nàng mới mười tám tuổi. Trước ngày xuất giá, thực ra mẫu thân
nàng không nỡ gả con gái cho một gã Hàn Lâm nghèo để rồi chịu khổ. Bởi
khi ấy, Tiêu Dũ Tranh chỉ là học sỹ Hàn Lâm vừa vào Hàn Lâm viện. Do
đó, bà đã dốc gần như non nửa của cải của gia đình, bố trí sáu chiếc rương
nhỏ này cho nàng làm của hồi môn. Mười một năm qua, nàng chưa từng
mở lại chúng. Vì sau khi vào nhà chồng được ba ngày, nàng đã cởi bỏ quần