Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần
thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một
câu chuyện.
Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải kể lại để
người ta khỏi quên đi.
Cung điện của Hoàng đế đẹp nhất trần gian, làm bằng một loại sứ rất quý,
nhưng dễ vỡ, mỗi khi chạm đến phải thật nhẹ tay, nhẹ chân. Trong vườn
Thượng uyển trồng toàn những loại hoa quý, rất kỳ lạ, những bông hoa đẹp
nhất phải đeo lục lạc bằng bạc để cho du khách khi đến xem phải lưu ý.
Khu vườn được chăm sóc kỳ công và trải rộng, ngay người làm vườn cũng
không biết đến đâu là hết. Càng đi càng gặp nhiều điều kỳ thú, những cây
cao bóng cả vươn dài, những hồ rộng mênh mông sâu thẳm. Rừng thoai
thoải xuống biển, trên làn nước xanh những con thuyền lớn có thể lướt dưới
bóng cây. Nơi đây có con họa mi thường cất tiếng hót mê hồn. Một anh
thuyền chài nghèo khổ lòng chứa chất bao nỗi lo toan giăng lưới đi qua,
nghe tiếng chim hót cũng phải dừng lại nghe. Anh reo lên: “Trời ơi! Thánh
thót biết bao”.
Nhưng rồi mải mê với công việc, anh ta quên chim ngay. Đêm sau đi
giăng lưới qua đấy, anh lại nghe tiếng chim hót: anh lại đứng lại nghe và lại
reo lên: “Trời ơi! Thánh thót biết bao”.
Khách tham quan từ nhiều nước trên thế giới kéo đến hoàng thành. Họ ca
ngợi hoàng cung và vườn thượng uyển; nhưng khi nghe họa mi hót, họ
đồng thanh reo lên: “Đấy mới là điều kỳ diệu”.
Trở về quê hương, họ thuật lại những điều mắt thấy tai nghe. Nhiều học
giả đã viết thành sách ca tụng hoàng thành, hoàng cung và vườn thượng
uyển; nhưng người ta ca tụng họa mi nhiều hơn cả, những thi sĩ nổi tiếng đã
làm những bài thơ kiệt tác để ca ngợi con chim họa mi hót hay trong khu
rừng bên bờ biển. Sách được truyền đi khắp nơi, có quyển lọt vào tay