- Bạch Thế Tôn, mẹ con lâm trọng bệnh đã lâu, không thang thuốc gì cứu
khỏi. Nay theo lời Phạm chí con định dùng tinh huyết của một trăm con súc
vật khác giống mà tạ lễ với trời đất. Kính lạy đấng Ðiều Ngự xin Ngài hãy
chỉ đường vạch lối cho con.
Một con cừu nhỏ lê chiếc chân vấy máu đến ép mình vào chân Ðức Phật,
như để tìm một nguồn che chở thiêng liêng. Phật cúi nhìn và để một bàn tay
lên đầu con thú nhỏ. Ôi cử chỉ mới dịu dàng và êm ái làm sao. Mắt cừu nhỏ
gặp mắt Phật long lanh rồi nhỏ lệ. Cả đàn thú cũng ngước đôi mắt ướt
hướng về Phật như muốn nói lên những điều oan ức, bất công.
Ðức Phật trả lời:
- Này Quốc vương, không nên theo những lời mê hoặc. Không một ai, dù là
thiên thần quỷ vật, có thể ban phúc hay giáng họa cho người. Ta quyết định
đời ta theo đúng luật nhân quả. Muốn được mùa nông dân phải cày sâu
cuốc bẩm, muốn giàu sang phải bố thí cho kẻ nghèo hèn, muốn sống lâu
phải thực hành Từ bi và không sát hại. Không ai có thể chối cải điều đó.
- Nhưng bạch Thế Tôn, thiên địa quỷ thần là những kẻ có quyền phép, ta có
thể nhờ họ giúp ta?
- Này Quốc vương, người có thích mặc chiếc áo sơ sài của hành khất
không? Người có tham bữa ăn tồi tàn của lớp cùng dân?... Chư thiên cũng
thế Quốc vương ạ. Vốn là hạng người phát tâm theo mười điều thiện, khi
mạng chung, họ đã được sanh lên một trong ba mươi sáu cõi trời. Ở đó có
cung điện huy hoàng, có cung nga thế nữ hần cận, y thực tự nhiên có... nào
họ có cần chi những thứ đồ tạ lễ của Quốc vương, khi lấy huyết một trăm
sanh mạng để mưu cầu hạnh phúc cho một người? Quốc vương thật đã làm
một việc thiếu suy xét, mà chỉ tin theo lời đường mật của những tà sư. Tội
đó lớn lắm.
Từ châu thân đấng Từ bi bỗng lóe lên muôn vàn ánh sáng, chiếu rực cả
muôn loài. Tất cả chúng sanh trong ba đường sáu nẽo bỗng thấy hân hoan
và thấm nhuần ánh đạo. Toàn thể hai trăm vị Phạm chí thấy mình lầm
đường lạc lối. Họ vội vả cùng nhà vua xin Phật thâu làm đệ tử.
Hoàng thái hậu cũng thấy một sinh lực mới dào dạt chảy vào lòng. Bà đón
nhận ánh sáng của chánh đạo, xả bớt lòng tham lam, phát tâm bồ đề, cầu