sở đau đớn của mình cho vị sư nghe. Vị sư thốt lời an ủi và dìu dẫn Ngộ
Ðạt về Thảo am trên lưng chừng núi, Ngộ Ðạt thưa:
- Bạch Thầy, kẻ đệ tử đang lâm vào cơn khốn nạn, bức bách, khổ sở không
còn bút mực nào tả xiết, xin thầy rủ lòng từ bi ra tay tế độ giúp cho đệ tử
thoát nạn, ơn đức Thầy thật vô lượng vô biên.
Không hại gì, vị sư đáp, oan oan nghiệp chướng của ông đã vay từ nhiều
đời về kiếp trước, ngày nay phải đến thời kỳ đền trả. Ông phải ẩn nhẫn trả
xong mối nợ máu tiền kiếp ấy, mới có thể giải thoát được. Ðức Thế Tôn ta
khi xưa còn thị hiện nạn gươm vàng đâm vế, ăn lúa ngựa thay, huống chúng
ta là hạng người phàm phu làm sao mà thoát được. Nợ mình đã trả thì sẽ
hết, nhưng cần thiết là đừng nên vay nữa mới được.
- Thưa thầy, thầy nói nợ máu là thế nào đệ tử không hiểu ra sao cả, xin thầy
hoan hỷ giảng cho.
- Chuyện ấy rồi ông tất sẽ rõ, vì đã có người sẽ nói cho ông nghe giờ khắc
rất gần đây.
Rạng ngày hôm sau, nhà sư dạy đồng tử dẫn Ngộ Ðạt xuống ngọn suốt dựa
triền, lấy nước rửa ghẻ. Ðồng tử vừa toan khoát nước thì thoạt nghe tiếng
thét từ trong ung thư phát ra: "Khoan, hãy khoan đã, ta có việc cần muốn
nói với ông".
Ngộ Ðạt và đồng tử đang cơn kinh ngạc, thì mụt ghẻ tiếp lời:
- Tiếng đồn ông là người học rộng, vậy ông đã từng đọc sách Tây Hán
chưa?
- Ðã có xem qua vài lượt, Ngộ Ðạt đáp.
- Vậy ông có nhớ chuyện người Viên Án dèm tâu với vua Cảnh Ðế chém
chết Triệu Thố ở phía đông chợ chăng?
- Nhớ lắm, nhớ lắm. Nhưng hỏi thế để làm gì?
- Chính ông là Viên Án còn Triệu Thố là tôi, ông giết tôi oan đến dường
nào, ông có biết chăng? Thù ấy, oan ấy, thâm xương thấu cốt tôi đã từng
mười đời theo dõi bên ông để tìm dịp báo oán, nhưng suốt mười đời ông
luôn luôn làm bực cao tăng, tinh nghiêm giới luật, tôi đành ôm hận, nhưng
quyết theo mãi, đến khi nào trả xong mối thù, đòi xong món nợ máu mới
thôi. Mới vừa rồi, được dịp thuận tiện, ông vì vua kính chuộng, ban cho tòa