đến rót dầu vào cây đèn mà bà đã lau sạch và thay tim. Vừa mồi ánh sáng
bà vừa phát nguyện: "Cúng dường ánh sáng này lên Ðức Thế Tôn và giáo
hội, con chỉ cầu mong làm sao con cũng sẽ được trí tuệ sáng suốt như các
Ðấng Giác ngộ trong mười phương". Bà lại nghĩ: "Dầu ít như vầy có sáng
cũng chỉ đến nữa đêm là cùng". Nhưng mạnh dạn bà thầm nguyện: "Nếu
quả thật sau này tôi sẽ được giác ngộ như lòng tôi mong muốn hôm nay, thì
số dầu ít ỏi này cũng làm cho cây đèn này sáng mãi không tắt".
Sau khi treo cây đèn trên một cành cây, bà lão hành khất đi thẳng vào tịnh
xá, chí thành lễ Phật rồi ra về...
Số đèn của nhà vua, tuy được những đội lính thay nhau lo việc châm dầu,
thay tim, nhưng ít cây được sáng suốt đêm, cây thì bị gió thổi tắt, cây thì bị
phật cháy...
Duy cây đèn của bà lão hành khất thì ánh sáng nổi bậc hơn muôn vạn cây
đèn khác và cháy mãi đến sáng mà dầu vẫn không hao.
"Này đệ tử! Trời đã sáng, hãy ra tắt hết những cây đèn còn đỏ", Ðức Phật
dạy với Ngài Mục Kiền Liên như thế.
Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Phật. Nhưng đến cây đèn của Bà lão
hành khất, thì ba lần Tôn giả quạt mạnh, nhưng ánh sáng cũng không mất.
Lần thứ tư, Tôn giả cầm ngay vạt áo cà sa và vận hết thần thông diệu lực
của mình quạt hắt vào đèn nhưng đèn lại rực sáng hơn trước. Tôn giả Mục
Kiền Liên và những người chung quanh đều ngạc nhiên và cho đó là một
cây đèn kỳ lạ chưa từng thấy.
Ngay lúc ấy, Ðức Phật vừa đến, Ngài điềm đạm bảo:
"Thôi! Ðệ tử hãy thôi. Dù cho đệ tử có tận dụng tất cả thần lực của đệ tử
cũng không thể nào làm tắt được cây đèn này; vì đó là ánh sáng công đức
của vị Phật trong tương lai".
Lời dạy ấy của Ðức Phật đã làm cho nhiều đệ tử của Ngài muốn tìm hiểu ai
là người đã cúng dường đèn ấy. Sau một cuộc điều tra kỹ càng, họ biết rõ
người cúng dường cây đèn kỳ lạ ấy chính là một bà lão hành khất!
Câu chuyện này đến tai vua A Xà Thế. Nhà vua cho vời đại thần Kỳ Bà đến
để thuật lại câu chuyện và hỏi:
- Kỳ Bà! Như khanh đã biết quả nhân làm rất nhiều công đức và cúng