TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM CHỌN LỌC - Trang 138

Đến lượt Lang Liêu dâng lên thì chỉ có mấy mâm bánh quê mùa. Mọi

người thoạt nhìn thấy lễ vật của chàng, ai nấy đều lắc đầu bĩu môi, vẻ chê
bai hiện ra nét mặt. Nhưng sau khi nếm thử, họ bỗng đổi hẳn thái độ, ai
cũng gật đầu tấm tắc khen ngon.

Vua cha ăn thử thấy ngon, liền lệnh cho chàng Liêu lên điện và hỏi

xem cách thức làm bánh thế nào. Lang Liêu cứ thực mà tâu lên và không
quên nhắc lại giấc mộng lạ của mình. Vua cha mừng lắm, trịnh trọng nói
với các con:

- Thứ bánh này chẳng những ngon và quý mà còn mang nhiều ý nghĩa

đặc biệt. Nó thể hiện lòng hiếu thảo của người con tôn kính cha mẹ như
Trời Đất. Nó được làm từ những hạt ngọc quý nhất trong những hạt ngọc
mà con người có được. Nó chứa đầy một tấm tình quê hương. Phải là người
có tài mới nghĩ được một loại bánh như vậy. Ta chọn lễ vật của hoàng tử
Liêu để tế Trời Đất. Hoàng tử thứ mười tám xứng đáng được truyền ngôi.

Sau đó đức vua đặt tên cho bánh tượng trưng cho Trời là bánh dày,

bánh tượng trưng cho Đất là bánh chưng.

Từ đó thành tục lệ, hàng năm cứ đến ngày Tết, mọi nhà đều làm bánh

chưng và bánh dày để thờ cúng gia tiên và Trời Đất. Hoàng tử Liêu sau
được làm vua, mang hiệu là Tiết Liêu Vương. Và ngày nay, người Việt ta
vẫn còn giữ nét đẹp truyền thống này.

(Truyện cổ dân tộc Kinh)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.