có ngạnh mọc lên một rừng dẻ. Hạt dẹt và tròn mọc lên cơ man nhãn rừng
và các loại gỗ hồng tâm, hồng sắc. Từ đó chân núi, sườn núi, đỉnh Phia Mu
mọc đầy các loại cây um tùm và toàn các loại gỗ quý. Sau này, con cháu
của bác nông dân lại đem hạt giống các loại cây đó đi rắc thêm ở tất cả
những dãy núi, những ngọn đồi xung quanh. Một vài năm sau, con cái của
bác đã có đủ các loại gỗ quý như dẻ, nghiến, lim, trắc, táu... làm nhà. Nhờ
thế nhà nào cũng vững vàng, chắc chắn. Và cũng từ đó, mỗi khi có rồng đi
qua cuốn theo gió, dông, mưa bão đều không làm lung lay xiêu vẹo được
nhà cửa của họ nữa. Những cơn dông táp mưa sa đều bị rừng cây cản lại.
Những màn sương muối rét buốt không thể bay lọt vào tận trong nhà của
họ mà chỉ đọng lại ở trên lá rừng. Người dân Cao Bằng từ đấy sung sướng
từ đời này tiếp đời khác sống mãi với rừng xanh núi biếc.
Nguồn: Hợp tuyển Văn học Dân gian các dân tộc, tập 1;
Đặng Văn Lung, Trần Thị An biên soạn,
Nxb. Văn hóa Dân tộc, H., 1994 .