“Bà nó đâu?”.
“Ông ơi, tôi đang đứng bên cạnh đây!”
“Thằng con lớn?”
“Cũng ở đây”.
“Thằng hai, thằng ba, thằng tư”.
“Chúng nó đều đứng quanh giường của ông đây!”
“Con gái tôi đâu?” “Năm chị em đều vào cả đây, đợi đưa ông đi!”
“ Đồ khốn! Đây là ý của ai vậy?” Ông chủ nuốt nghẹn hơi kêu lên: “Không
có một ai trông nom cửa hang à?”.
KHÔNG THỂ THÀNH NHÀ
Có người hỏi một thi nhân (nhà thơ): “Vì sao thi nhân lại không giống tiểu
thuyết gia, âm nhạc gia, thư pháp gia, triết học gia v.v… có thêm chữ gia ở
sau, mà chỉ gọi là thi nhân?”. Một người khác trả lời xen vào: “Thi nhân
ôm ấp tình cảm lãng mạn, đi khắp nơi tìm cảm xúc, thì làm sao mà có
“nhà” được?” Thi nhân cảm thán nói: “Sai rồi, vì thơ bán chẳng được mấy
đồng, nên không có khả năng để thành “nhà”. ”
HÃY BÁO VỚI VỢ TÔI
Cô giúp việc hớn hở chạy vào phòng nghiên cứu của học giả nói: “Thưa
ngài, một đứa con trai! Bà nhà đẻ rồi ạ!”
Học giả: “Việc như thế, sao lại làm phiền tôi, vợ tôi không có nhà à?”.
NÓI QUÁ LỜI
Một người đàn ông phẩm hạnh không tốt, không làm việc lương thiện, chỉ
suốt ngày rượu chè. Đến khi chết, vợ anh ta tuy hàng ngày rất căm ghét,
nhưng cũng không thể không đứng trước linh cữu để lễ tạ những người đến
viếng. Khi nghe bài điếu văn của người bạn, có một đoạn như sau: “Ông
tính tình thuần hậu, phẩm hạnh kiêm ưu, chăm sóc gia đình dạy dỗ con cái,
cần kiệm chất phác, giúp đỡ người hèn yếu, không ai là không yêu quý…”.
Vợ người đàn ông nói nhỏ vói đứa con trai đang đứng bên cạnh: “Con
nhanh đến xem, người nằm trong quan tài có phải là cha con không?”.